Sản phẩm Dự án Mipeco Nha Trang 10/2017
Labels: Mua bán nhà đấtGiá trị của dự án Mipeco Nha Trang trong tương lai là rất lớn và là giá trị thực khi tập trung dân cư đông đúc và gần sát bãi tắm mới, giá chỉ hơn 2 tỷ cho 1 nền 90m2. Dự án hiện đã cấp sổ đỏ cho một số khu vực và trường học Bùi Thị Xuân của Tỉnh Khánh Hòa đã bắt đầu xây dựng."
Khu đô thị Mipeco Nha Trang rộng 15,99 ha tại đường Tô Hiệu, phường Vĩnh Nguyên, được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt giao cho Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội làm chủ đầu tư. Dự án Mipeco Nha Trang đang triển khai xây dựng một quần thể liên hợp nhà liền kề, biệt thự, chung cư và các công trình công cộng. Trong dự án được quy hoạch trường học Bùi Thị Xuân (hiện đang nằm trên đường Trần Phú, Vĩnh Nguyên), trường sẽ được dời vào đây để trả lại mặt bằng đường biển.
Dự án Mipeco Nha Trang thuộc kiểu quy hoạch Phân lô bán nền, đóng đủ tiền đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được bảo đảm bởi chính Chủ đầu tư Mipeco là Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội. Dự án cách biển chỉ 150m, có nhiều đường lớn kết nối với biển và thành phố. Đường Số 4 lớn của dự án đang được làm thông thẳng ra biển, cách biển chỉ 100m. Đầu đường là bệnh viện Vinmec đã hoạt động được 2 năm và khu đất trống của Vingroup chuẩn bị được xây dựng.
– Khu quân cảng trên bờ biển và kho xăng dầu ở ngay biển Vĩnh Nguyên đang được dọn đi, nhường chỗ cho những khu dân cư mới và bãi tắm cho người dân. Giá trị của dự án Mipeco Nha Trang trong tương lai là rất lớn và là giá trị thực khi tập trung dân cư đông đúc và gần sát bãi tắm mới, giá chỉ hơn 2 tỷ cho 1 nền 90m2 (5m x 18m).
Sản phẩm Dự án Mipeco Nha Trang 10/2017:
- ĐƯỜNG SỐ 10:
LK 01 ĐN — 26.5 tr/m2 (90 m2).
– ĐƯỜNG SỐ 8:
LK 06, 02 ĐN — 29 tr/m2
– ĐƯỜNG SỐ 6:
LK 03, 07 ĐN — 29 tr/m2.
LK 06 TB — 30 tr/m2.
– ĐƯỜNG SỐ 4:
LK 03 TB — 38 tr/m2 (95 m2).
LK 04 ĐN — 38 tr/m2 (95 m2).
– ĐƯỜNG SỐ 2:
LK 04 ĐN — 38 tr/m2 (90 m2)
LK 09 ĐN — 40 tr/m2 (90 m2)
– ĐƯỜNG SỐ 5:
LK 05 ĐB — 28.5 tr/m2 (90 m2)
– ĐƯỜNG SỐ 11:
LK 02 TN — 30.3 tr/m2 (90 m2)
Quý khách vui lòng liên hệ: 01255293979- Quyền
Bán đất thôn Ngọc Hội xã Vĩnh Ngọc ngay chợ Chiều
Labels: Mua bán nhà đất
Bán lô đất Thôn Ngọc Hội- Xã Vĩnh Ngọc:
- Hẻm đường Lương Định Của cách chợ chiều Vĩnh Ngọc 150m,đường ô tô
- Khu dân cư hiện hữu,an ninh.gần chợ gần trường học cấp 1.2.3.Cách tttp 4km
- Diện Tích: 5m× 14.1m= 70.2m2
- Hướng: Bắc chếch đông
- Sổ hồng chính chủ
=================================================================
Liên hệ: 01255.293979 - Gặp Quyền
- Hẻm đường Lương Định Của cách chợ chiều Vĩnh Ngọc 150m,đường ô tô
- Khu dân cư hiện hữu,an ninh.gần chợ gần trường học cấp 1.2.3.Cách tttp 4km
- Diện Tích: 5m× 14.1m= 70.2m2
- Hướng: Bắc chếch đông
- Sổ hồng chính chủ
=================================================================
Liên hệ: 01255.293979 - Gặp Quyền
Hết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp có phải đăng ký lại không?
Hỏi: Gia đình tôi đang làm thủ tục tách thửa và nhận chuyển nhượng 1 mảnh đất có diện tích 4.200m2 (tách và nhận chuyển nhượng 1.500m2). Trong sổ đỏ có ghi đây là đất trồng cây hàng năm; thời hạn sử dụng đất là 15 năm (hết hạn vào năm 2019).
Vậy, xin hỏi gia đình tôi nhận chuyển nhượng mảnh đất này để xây nhà để ở có được không? Khi hết hạn sử dụng đất nông nghiệp gia đình tôi có bị thu hồi đất không? Trường hợp được tiếp tục sử dụng thì thủ tục như thế nào?
Lường Văn Ngọt (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu)
Khi hết hạn sử dụng đất nông nghiệp, người nhận chuyển nhượng vẫn tiếp tục được sử
dụng theo thời hạn quy định. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo thanh tra
Trả lời:
Dưới đây là trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu:
Trường hợp gia đình ông Ngọt xây nhà để ở (đất ở) trên thửa đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm) là không được phép.
Cụ thể, theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai thì ông Ngọt phải xin chuyển mục đích sử dụng đất và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể trường hợp của ông là UBND huyện) cho phép trên cơ sở phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt. Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Khoản 2, Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có nêu quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi hết hạn sử dụng đất nông nghiệp gia đình ông Ngọt vẫn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định và không phải làm thủ tục. Trường hợp gia đình ông Ngọt có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định.
(Theo Pháp luật & Xã hội)
Vậy, xin hỏi gia đình tôi nhận chuyển nhượng mảnh đất này để xây nhà để ở có được không? Khi hết hạn sử dụng đất nông nghiệp gia đình tôi có bị thu hồi đất không? Trường hợp được tiếp tục sử dụng thì thủ tục như thế nào?
Lường Văn Ngọt (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu)
Khi hết hạn sử dụng đất nông nghiệp, người nhận chuyển nhượng vẫn tiếp tục được sử
dụng theo thời hạn quy định. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo thanh tra
Trả lời:
Dưới đây là trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu:
Trường hợp gia đình ông Ngọt xây nhà để ở (đất ở) trên thửa đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm) là không được phép.
Cụ thể, theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai thì ông Ngọt phải xin chuyển mục đích sử dụng đất và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể trường hợp của ông là UBND huyện) cho phép trên cơ sở phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt. Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Khoản 2, Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có nêu quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi hết hạn sử dụng đất nông nghiệp gia đình ông Ngọt vẫn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định và không phải làm thủ tục. Trường hợp gia đình ông Ngọt có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định.
(Theo Pháp luật & Xã hội)
Nha Trang: Người mua tập trung đòi công ty Hoàng Quân giao ‘nhà ở xã hội’
Sau nhiều lần quá hạn, ngày 10/10, nhiều khách hàng đã trả hết tiền mua căn hộ nhà ở xã hội tại dự án HQC Nha Trang nhưng chưa được nhận nhà tiếp tục tập trung tại chi nhánh công ty đòi chủ đầu tư giải quyết.
Nhiều người tụ tập tại chi nhánh công ty địa ốc Hoàng Quân tại Khánh Hòa đòi giao căn hộ.
Được biết chủ đầu tư dự án là Công ty Địa ốc Hoàng Quân. Những người tập trung yêu cầu doanh nghiệp phải trả nợ khoản tiền lãi đã cam kết sẽ thanh toán lại cho dân. Đến nay, họ đang bị các ngân hàng đòi nợ vay mua nhà ở xã hội nhưng chủ đầu tư không trả đủ nợ lãi đã nêu.
Dự án nhà ở xã hội HQC Nha Trang nhận được sự ưu đãi của tỉnh Khánh Hòa. Dự án được giao thầu cho công ty Địa ốc Hoàng Quân triển khai trên khu đất rộng gần 11.000m2, quy mô hơn 1.002 căn hộ.
Dự án chính thức khởi công vào tháng 4/2015. Khi đó, Công ty Địa ốc Hoàng Quân – chủ đầu tư dự án đã cam kết sẽ hoàn thành và bàn giao nhà ở xã hội cho người mua vào cuối năm 2016. Đến đầu năm 2017, đã quá hạn đã cam kết, công ty lại gia hạn đến hết tháng 7 năm nay nhưng tới nay những người mua nhà ở xã hội tại đây vẫn chưa được nhận nhà.
Theo thông tin từ cơ quan quản lý đất đai tỉnh Khánh Hòa vào chiều 10/10, từ cuối năm 2016, công ty Địa ốc Hoàng Quân đã đem 220 căn hộ trong dự án nhà ở xã hội HQC Nha Trang thế chấp tại ngân hàng.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, GĐ Chi nhánh công ty Địa ốc Hoàng Quân tại Khánh Hòa từng hứa công ty sẽ hoàn trả cho người mua khoản nợ lãi vay ngân hàng vào cuối tuần này, còn các căn hộ sẽ được bàn giao vào quý I năm sau.
(Theo Tuổi trẻ Online)
Nhiều người tụ tập tại chi nhánh công ty địa ốc Hoàng Quân tại Khánh Hòa đòi giao căn hộ.
Được biết chủ đầu tư dự án là Công ty Địa ốc Hoàng Quân. Những người tập trung yêu cầu doanh nghiệp phải trả nợ khoản tiền lãi đã cam kết sẽ thanh toán lại cho dân. Đến nay, họ đang bị các ngân hàng đòi nợ vay mua nhà ở xã hội nhưng chủ đầu tư không trả đủ nợ lãi đã nêu.
Dự án nhà ở xã hội HQC Nha Trang nhận được sự ưu đãi của tỉnh Khánh Hòa. Dự án được giao thầu cho công ty Địa ốc Hoàng Quân triển khai trên khu đất rộng gần 11.000m2, quy mô hơn 1.002 căn hộ.
Dự án chính thức khởi công vào tháng 4/2015. Khi đó, Công ty Địa ốc Hoàng Quân – chủ đầu tư dự án đã cam kết sẽ hoàn thành và bàn giao nhà ở xã hội cho người mua vào cuối năm 2016. Đến đầu năm 2017, đã quá hạn đã cam kết, công ty lại gia hạn đến hết tháng 7 năm nay nhưng tới nay những người mua nhà ở xã hội tại đây vẫn chưa được nhận nhà.
Theo thông tin từ cơ quan quản lý đất đai tỉnh Khánh Hòa vào chiều 10/10, từ cuối năm 2016, công ty Địa ốc Hoàng Quân đã đem 220 căn hộ trong dự án nhà ở xã hội HQC Nha Trang thế chấp tại ngân hàng.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, GĐ Chi nhánh công ty Địa ốc Hoàng Quân tại Khánh Hòa từng hứa công ty sẽ hoàn trả cho người mua khoản nợ lãi vay ngân hàng vào cuối tuần này, còn các căn hộ sẽ được bàn giao vào quý I năm sau.
(Theo Tuổi trẻ Online)
Lối ra rộng mở cho nhà đất "sang tay"
Nghị định 01/2017/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực hơn một tuần. Tp.HCM bắt đầu tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho những trường hợp người dân mua bán nhà đất bằng giấy viết tay kể từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/1/2008. Theo đó, sẽ có hàng chục nghìn trường hợp được giải quyết trong đợt này.
Ông Trần Thanh Tuấn (ngụ tại quận 8), cho biết trước đây gia đình ông tích cóp được hơn 500 triệu đồng, dù biết rõ không đủ tiền để mua nhà đất có giấy tờ hợp lệ nhưng vì có nhu cầu bức thiết về chỗ ở nên gia đình đánh liều mua một căn nhà trong hẻm bằng giấy viết tay. "Khi về ở chúng tôi mới biết căn nhà này đã qua mấy đời chủ, đều được chuyển nhượng bằng giấy viết tay. Việc tìm được người chủ đầu tiên gần như là không thể, vì vậy gia đình tôi cũng không dám mơ sẽ được cấp giấy chủ quyền", ông Tuấn nói.
Hàng chục nghìn căn nhà ở mua bán “sang tay” tại
Tp.HCM sẽ được cấp “sổ đỏ”. Ảnh minh họa
Thực tế tại Tp.HCM, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay (còn gọi là mua bán sang tay) không hiếm. Các chuyên gia cho rằng, đa số đối tượng này đều có thu nhập thấp, nhưng lại có nhu cầu chính đáng về nhà ở. Do đó họ cần được hỗ trợ thay vì xử phạt. Bởi việc mua nhà bằng giấy viết tay khiến họ gặp nhiều rủi ro liên quan đến sở hữu tài sản. Đó là chưa nói tính hợp pháp để sở hữu, để thế chấp vay vốn phát triển kinh tế...
Nhằm tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà đất hợp pháp, trước đây các cơ quan chức năng Tp.HCM từng có nhiều cuộc họp tìm giải pháp phù hợp. UBND Tp.HCM, cho biết các trường hợp nếu không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch thì chính quyền vẫn xem xét cấp sổ đỏ và yêu cầu người mua nhà đất bằng giấy viết tay nộp phạt nghĩa vụ tài chính. Song đến nay giải pháp này vẫn chưa thực hiện được do còn lấn cấn giữa các quy định của pháp luật.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM, Nghị định 01/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013) có hiệu lực từ ngày 3/3/2017 là lối thoát cho nhà đất mua bán bằng giấy viết tay. Ông Thắng cho biết tại Tp.HCM, dự kiến có khoảng 37.000 trường hợp nhà đất mua bán bằng giấy viết tay tính từ thời điểm ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/1/2008 sẽ được tập trung giải quyết trong đợt này. Bắt đầu từ quý II năm nay, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố sẽ phối hợp với các quận, huyện liên quan tiến hành giải quyết hồ sơ mua bán nhà đất bằng giấy viết tay cho người dân.
Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM cũng công bố những điều kiện để được cấp sổ đỏ đối với nhà đất mua bán bằng giấy viết tay, gồm: Thời gian mua bán, chuyển nhượng từ 1/7/2004 đến 1/1/2008; đất không thuộc diện quy hoạch, không có tranh chấp. Các loại giấy tờ mà người sử dụng đất cần chuẩn bị gồm: Đơn đăng ký, bản vẽ, giấy tờ chứng minh quá trình sử dụng... Người dân có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp phường, xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn Tp.HCM.
Trước thông tin nhiều người dân lo ngại thời gian giải quyết kéo dài do lượng hồ sơ lớn, ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Tp.HCM cho biết, tất cả các văn phòng đăng ký đất đai ở cấp quận, huyện hiện đã lưu danh sách các trường hợp chưa được cấp sổ đỏ. Như vậy, các quận, huyện chỉ cần phân loại, tách các hồ sơ thuộc trường hợp mua bán bằng giấy viết tay là có thể tập trung xử lý. Do đó, ông Liên khẳng định: Chỉ trong thời gian vài tháng, toàn bộ hồ sơ thuộc diện này sẽ được giải quyết hết.
(Theo Tuổi trẻ Online)
Ông Trần Thanh Tuấn (ngụ tại quận 8), cho biết trước đây gia đình ông tích cóp được hơn 500 triệu đồng, dù biết rõ không đủ tiền để mua nhà đất có giấy tờ hợp lệ nhưng vì có nhu cầu bức thiết về chỗ ở nên gia đình đánh liều mua một căn nhà trong hẻm bằng giấy viết tay. "Khi về ở chúng tôi mới biết căn nhà này đã qua mấy đời chủ, đều được chuyển nhượng bằng giấy viết tay. Việc tìm được người chủ đầu tiên gần như là không thể, vì vậy gia đình tôi cũng không dám mơ sẽ được cấp giấy chủ quyền", ông Tuấn nói.
Hàng chục nghìn căn nhà ở mua bán “sang tay” tại
Tp.HCM sẽ được cấp “sổ đỏ”. Ảnh minh họa
Thực tế tại Tp.HCM, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay (còn gọi là mua bán sang tay) không hiếm. Các chuyên gia cho rằng, đa số đối tượng này đều có thu nhập thấp, nhưng lại có nhu cầu chính đáng về nhà ở. Do đó họ cần được hỗ trợ thay vì xử phạt. Bởi việc mua nhà bằng giấy viết tay khiến họ gặp nhiều rủi ro liên quan đến sở hữu tài sản. Đó là chưa nói tính hợp pháp để sở hữu, để thế chấp vay vốn phát triển kinh tế...
Nhằm tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà đất hợp pháp, trước đây các cơ quan chức năng Tp.HCM từng có nhiều cuộc họp tìm giải pháp phù hợp. UBND Tp.HCM, cho biết các trường hợp nếu không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch thì chính quyền vẫn xem xét cấp sổ đỏ và yêu cầu người mua nhà đất bằng giấy viết tay nộp phạt nghĩa vụ tài chính. Song đến nay giải pháp này vẫn chưa thực hiện được do còn lấn cấn giữa các quy định của pháp luật.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM, Nghị định 01/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013) có hiệu lực từ ngày 3/3/2017 là lối thoát cho nhà đất mua bán bằng giấy viết tay. Ông Thắng cho biết tại Tp.HCM, dự kiến có khoảng 37.000 trường hợp nhà đất mua bán bằng giấy viết tay tính từ thời điểm ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/1/2008 sẽ được tập trung giải quyết trong đợt này. Bắt đầu từ quý II năm nay, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố sẽ phối hợp với các quận, huyện liên quan tiến hành giải quyết hồ sơ mua bán nhà đất bằng giấy viết tay cho người dân.
Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM cũng công bố những điều kiện để được cấp sổ đỏ đối với nhà đất mua bán bằng giấy viết tay, gồm: Thời gian mua bán, chuyển nhượng từ 1/7/2004 đến 1/1/2008; đất không thuộc diện quy hoạch, không có tranh chấp. Các loại giấy tờ mà người sử dụng đất cần chuẩn bị gồm: Đơn đăng ký, bản vẽ, giấy tờ chứng minh quá trình sử dụng... Người dân có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp phường, xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn Tp.HCM.
Trước thông tin nhiều người dân lo ngại thời gian giải quyết kéo dài do lượng hồ sơ lớn, ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Tp.HCM cho biết, tất cả các văn phòng đăng ký đất đai ở cấp quận, huyện hiện đã lưu danh sách các trường hợp chưa được cấp sổ đỏ. Như vậy, các quận, huyện chỉ cần phân loại, tách các hồ sơ thuộc trường hợp mua bán bằng giấy viết tay là có thể tập trung xử lý. Do đó, ông Liên khẳng định: Chỉ trong thời gian vài tháng, toàn bộ hồ sơ thuộc diện này sẽ được giải quyết hết.
(Theo Tuổi trẻ Online)
Bán nhà diện tích 5x20m, hẻm 6m Bùi Quang Là, Phường 12, Gò Vấp
Bán nhà diện tích 5x20m, hẻm 6m Bùi Quang Là, Phường 12, Gò Vấp
- Bán nhà hẻm 6m Bùi Quang Là, P.12, Gò Vấp, Diện tích: 5x20m, nở hậu 5.6m, nhà xây 1 trệt, 3 lầu, sân thượng, có 4 phòng ngủ, 6 phòng tắm.
- Nhà đẹp vào ở liền, đầy đủ nội thất, thích hợp ở và kinh doanh, hẻm trước nhà 6m.
- Vị trí: gần đường mặt tiền, gần chợ, trường học, xí nghiệp, công ty rất nhiều, khu dân cư đông đúc, an ninh.
Thông tin chi tiết:
Diện tích: 400 m2 Diện tích đất: 100 m2
Phòng ngủ: 4 Tầng: 4
Phòng tắm: 6
Đầy đủ nội thất
Đậu xe: Có
=====================%%
Liên hệ: 01255293979 - gặp Quyền
- Bán nhà hẻm 6m Bùi Quang Là, P.12, Gò Vấp, Diện tích: 5x20m, nở hậu 5.6m, nhà xây 1 trệt, 3 lầu, sân thượng, có 4 phòng ngủ, 6 phòng tắm.
- Nhà đẹp vào ở liền, đầy đủ nội thất, thích hợp ở và kinh doanh, hẻm trước nhà 6m.
- Vị trí: gần đường mặt tiền, gần chợ, trường học, xí nghiệp, công ty rất nhiều, khu dân cư đông đúc, an ninh.
Thông tin chi tiết:
Diện tích: 400 m2 Diện tích đất: 100 m2
Phòng ngủ: 4 Tầng: 4
Phòng tắm: 6
Đầy đủ nội thất
Đậu xe: Có
=====================%%
Liên hệ: 01255293979 - gặp Quyền
Cẩn thận 'tiền mất tật mang' vì mua nhà là tài sản chung
Chủ quan không tìm hiểu kỹ tình trạng pháp lý của bất động sản là nguyên nhân khiến không ít người mua nhà, đất chịu cảnh 'tiền mất tật mang'...
Để làm tin cho khoản nợ chưa có tiền trả, ông L.Đ. (Việt kiều Nhật) dùng căn nhà của mình tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa) làm giấy ủy quyền 'quản lý và sử dụng' cho bà L.T.L. (ngụ phường Cam Ranh). Tuy nhiên sau đó, ông này lại viết giấy bán căn nhà cho bà N.T.K.P. (ngụ tại TP Cam Ranh).
Mới đây, bà L. phát hiện bà P. cho người đến mở cửa căn nhà này trên đường Hùng Vương (phường Cam Lợi, TP Cam Ranh) và sửa chữa, bà L. bèn tố cáo bà P. có hành vi xâm phạm nhà ở bất hợp pháp, hủy hoại tài sản...
Bà L. cho hay, vì còn thiếu nợ bà 900 triệu đồng nhưng chưa có tiền trả nên ông Đ. đã viết một giấy ủy quyền 'quản lý và sử dụng' căn nhà trên cho bà kể từ ngày 12/4/2013 tới nay.
Theo đơn tố cáo của bà L., bà cho rằng lợi dụng lúc mình vắng nhà, bà P. đã tự ý phá khóa vào đập phá, xây bít cửa phụ. Ngoài ra bà P. còn làm hư hỏng và lấy đi nhiều tài sản có giá trị của bà L. như tivi, đầu máy, bàn ghế và 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, phía bà P. khẳng định, bà không hề hay biết việc ông Đ. đã làm giấy ủy quyền quản lý và sử dụng căn nhà cho bà L..
Bà P. kể, vào năm 2015, bà và ông Đ. đã làm giấy viết tay mua bán căn nhà trên với giá 700 triệu đồng. "Nhà của tôi thì tôi vào sửa chữa, thay đổi. Bà L. cho ông Đ. vay tiền thì đi tìm ông ấy mà đòi, sao lại tranh chấp với tôi?” - bà P. nói.
Bà P. cũng thừa nhận khi mua căn nhà do chủ quan, bà chưa tìm hiểu việc ngôi nhà này chỉ dùng làm nơi thờ cúng chung và không được sang nhượng.
Thượng tá Lê Bửu Lộc - phó trưởng Công an TP Cam Ranh cho biết, căn nhà này trước đây được TAND TP Cam Ranh tuyên giao cho ông Đ. quản lý, sử dụng để làm nơi thờ cúng cha mẹ đã mất, vì vậy nó là tài sản không thể sang nhượng.
Thế nhưng vì khoản nợ với bà L., ông Đ. không chỉ làm giấy ủy quyền 'quản lý và sử dụng' cho bà L. mà còn bán cả cho bà P. Hành vi này có dấu hiệu của lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện tại do ông Đ. không có ở Việt Nam nên rất khó có thể làm rõ các nghi vấn nêu trên.
Theo luật sư Nguyễn Tường Linh (Đoàn luật sư Khánh Hòa), nếu công an chứng minh được bà P. có các hành vi đập phá, hủy hoại và lấy tài sản của người khác thì chắc chắn bà này phải chịu trách nhiệm hình sự.
Còn việc bà P. đã mua căn nhà nêu trên nên được quyền vào nhà, thay đổi các hạng mục. Trong khi đó bà L. chỉ được ông Đ. giao quản lý và sử dụng căn nhà, như vậy khi ông Đ. bán nhà cho bà P. cũng đồng nghĩa giấy ủy quyền 'quản lý và sử dụng' căn nhà cho bà L. không còn hiệu lực.
Luật sư Linh cũng cho rằng, bà L. không có quyền gì về tài sản đối với căn nhà này. Còn việc bà P. dù chỉ mua căn nhà 'để làm từ đường' đi chăng nữa cũng vẫn có nhiều khả năng bị tòa án tuyên vô hiệu nếu có tranh chấp từ người nhà ông Đ..
Từ trường hợp trên, luật sư Linh khuyến cáo, trong quá trình thiết lập các giao dịch ủy quyền, mua bán, người dân nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc tài sản, tránh các tranh chấp nảy sinh sau này, nhất là khi chủ tài sản là người định cư ở nước ngoài.
(Theo Tuổi trẻ online)
Những tín hiệu trái chiều của thị trường bất động sản
Mặc dù thị trường BĐS từ đầu năm đến nay được đánh giá là có chiều hướng ổn định, nhưng thực tế cho thấy, thị trường vẫn đang đan xen nhiều trạng thái, trong đó có cả những tín hiệu tích cực và bất ổn.
Vẫn hút mạnh vốn đầu tư
Tính đến thời điểm này, thị trường đã xuất hiện những tín hiệu tích cực để trở thành lĩnh vực đáng được nhà đầu tư quan tâm. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trong 8 tháng đầu năm, đã có 46 dự án FDI mới đầu tư vào BĐS, 15 dự án tăng vốn và 73 lượt góp vốn mua cổ phần, khiến tổng số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào BĐS tại Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD. Với con số này, BĐS trở thành lĩnh vực có số vốn lớn thứ 4 trong số các lĩnh vực được rót vốn bởi nhà đầu tư nước ngoài. Cũng nhờ đó, BĐS trở thành lĩnh vực đứng thứ 2 về thu hút đầu tư nước ngoài trong vòng 30 năm qua, chỉ đứng sau chế biến chế tạo.
Ngoài thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây cũng là lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, trong thời gian này, có tới gần 3.200 doanh nghiệp BĐS thành lập mới, tăng khoảng 66% so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy vậy, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, mặc dù số lượng thành lập mới tăng mạnh nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới. Về điều này, ông Châu lý giải, sở dĩ nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là do nhanh chóng kiếm được lợi nhuận thông qua thương mại trong BĐS hơn là đầu tư phát triển dự án. Thông thường, đầu tư dự có thể phải mất từ 3-5 năm mới được gặt hái thành quả.
Ông Châu cũng lưu ý, thời gian qua có nhiều doanh nghiệp môi giới BĐS thiếu chuyên nghiệp, chào bán sản phẩm tràn lan qua điện thoại hoặc đưa ra các thông tin không chính xác, đầy đủ về sản phẩm… Thường các công ty môi giới được bán giá chênh so với giá của chủ đầu tư. Điều này khiến các thông tin do doanh nghiệp môi giới đưa ra thiếu minh bạch. Người mua rất khó tiếp cận các thông tin chuẩn, ngoại trừ số ít doanh nghiệp làm môi giới chuyên nghiệp, bài bản, có chiến lược và giải pháp. Những doanh nghiệp môi giới nhỏ, hoạt động chưa chuyên nghiệp chiếm số lượng lớn, gây tác động nhiều đến thị trường.
Hiện tại, gần như chưa có thông tin chung đánh giá thị trường BĐS trong quý III, tuy nhiên, trong những tháng qua, Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định, thị trường BĐS quý cuối năm sẽ có lượng giao dịch tăng nhẹ so với quý trước. Những dự án tốt được triển khai bởi các chủ đầu tư uy tín vẫn có thanh khoản tốt. Giao dịch tốt cũng diễn ra ở những dự án nhiều tiện ích, hạ tầng đầy đủ, hoặc có khả năng tận dụng được cơ hội từ các tuyến buýt nhanh (BRT), hay đường sắt trên cao (MRT).
Số liệu thống kê của các sàn giao dịch thành viên thuộc Hội Môi giới BĐS Việt Nam chot hấy, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp.HCM, trong nửa đầu năm 2017, lượng giao dịch ghi nhận tăng khoảng 13,7% so với quý I. Riêng với thị trường Tp.HCM và Hà Nội, lượng giao dịch lớn nhất vẫn rơi vào phân khúc căn hộ trung cấp. Trong đó, tại Hà Nội, có rất nhiều dự án thuộc phân khúc này được chào bán như T&T Riverview, Việt Hưng green Park, Ecolake View, Imperial Plaza, An Bình City, FLC Tây Mỗ , Gelexia Riverside, Riverside Garden…
Tuy nhiên, nếu đi vào phân tích con số giao dịch sẽ xuất hiện nghịch lý: trong khi lượng giao dịch theo quý tăng thì theo tháng lại giảm dần. Chẳng hạn, trong tháng 4, toàn thị trường bán được gần 5.600 căn thì tới tháng 6 giảm xuống còn khoảng 4.700 căn. Nghịch lý này diễn ra ở cả hai thị trường chính là Hà Nội và Tp.HCM.
Theo ông Lê Hoàng Châu, kể từ năm 2016 cho đến 8 tháng đầu năm nay, thị trường đã xuất hiện dấu hiệu chững lại. Riêng năm nay do có hai tháng 6 âm lịch, trong đó tháng 6 nhuận vẫn được nhiều người coi là tháng 7 âm lịch, như vậy thị trường gần như có hai tháng 7 âm, trùng với quý III dương lịch, điều này có tác động đến tâm lý thị trường.
Việc tham gia điều tiết thị trường bất động sản bằng chính sách vĩ mô là cần thiết. Ảnh minh họa
Cần bàn tay điều tiết của chính sách vĩ mô
Cũng theo ông Châu, sự chững lại của thị trường BĐS còn xuất phát từ chính những rủi ro tiềm ẩm trong bản thân thị trường. Cụ thể là do cơ cấu sản phẩm không cân đối, thiếu dòng sản phẩm phù hợp với túi tiền đại bộ phận người mua, trong khi lại dư thừa sản phẩm cao cấp.
Trong đó, thị trường Hà Nội được cho là nơi thể hiện rõ nhất sự bất cân đối này. Số liệu do Hiệp hội BĐS Việt Nam công bố cho thấy, chỉ tính riêng trong quý II năm nay, thị trường Hà Nội đónhơn 6.700 căn hộ mở bán nhưng không có thêm một dự án nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội mới nào.
Với Tp.HCM, việc thiếu hụt nguồn cung nhà giá rẻ phần nào được cải thiện trong nửa đầu năm. Cụ thể, thị trường có 16.500 căn dự án thuộc nhà ở hình thành trong tương lai được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, trong đó phân khúc cao cấp chiếm 31,3%, phân khúc trung cấp chiếm tỷ lệ 31,1% và phân khúc bình dân chiếm tỷ lệ khá cao với 37,6%. Như vậy, tại Tp.HCM căn hộ có giá vừa túi tiền có tỷ trọng lớn nhất (68,7%) trong tổng số căn hộ đưa ra thị trường. Hiệp hội BĐS Tp.HCM đánh giá đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ có sự tái cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ của doanh nghiệp theo hướng tăng mạnh sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu thực của các đối tượng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị. Đây cũng là dòng sản phẩm thanh khoản tốt nhất hiện nay.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cũng thừa nhận tình trạng lệch pha cung cầu của thị trường BĐS với nguồn cung nghiêng về phân khúc cao cấp. Theo ông Điệp, cần những quyết sách ở tầm vĩ mô để giải quyết, điều tiết vấn đề này. Cụ thể, nên định hướng tăng tín dụng vào những dự án đầu tư phân khúc căn hộ dưới 1-2 tỷ đồng. Bên cạnh đó là hạn chế tín dụng vào phân khúc cao cấp. Một khi thị trường có nhu cầu nhà giá rẻ và các chính sách đều hướng tới hỗ trợ phân khúc này thì dù muốn hay không chủ đầu tư các dự án cũng phải theo xu hướng này. Như vậy quan trọng nhất vẫn là sự điều tiết của chính sách. Nếu chỉ kêu gọi, hô hào các chủ đầu tư xây nhà giá thấp chung chung sẽ khó đem lại kết quả mà phải làm bằng chính sách.
Cũng theo ông Điệp, phân khúc nhà trung cấp sẽ là phân khúc lớn nhất, do đó nên khuyến khích, tạo điều kiện cho phân khúc này phát triển. Về việc e ngại chất lượng nhà giá rẻ, ông Điệp nêu khuyến nghị không nên cho xây loại nhà giá rẻ, diện tích rộng nhưng chất lượng kém. Thay vào đó là xây nhà diện tích nhỏ nhưng chất lượng tốt để người có thu nhập thấp hoặc trung bình vẫn có thể mua được. Chẳng hạn nhà khoảng 40-50m2 với giá tầm khoảng 1 tỷ đồng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, hiện nay thị trường căn hộ khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (officetel, condotel…) đang có sự phát triển rất lớn, rất nhiều trong thời gian qua cùng với dấu hiệu cung vượt cầu. Cụ thể, tỷ lệ căn hộ condotel hiện chiếm khoảng 56% tổng nguồn cung, cao hơn nguồn cung phòng khách sạn, resort (chỉ chiếm 44%). Điều này là bất thường, nhất là khi ở nhiều nước, nguồn cung căn hộ condotel bao giờ cũng thấp hơn nguồn cung phòng khách sạn, resort. Ngoài ra, một số chủ đầu tư đưa ra cam kết lợi nhuận lên đến 12%/năm trong 8 - 12 năm là quá cao. Mức lợi nhuận này chưa đảm bảo phát triển bền vững, tiềm ẩn yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư thứ cấp. Trong khi đó, vấn đề cần được Nhà nước quan tâm giải quyết là tính pháp lý của loại sản phẩm này vì hiện nay còn rất mập mờ.
Về tính pháp lý với loại căn hộ như condotel, ông Nguyễn Thế Điệp nhận xét, đây là xu thế tất yếu, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch của Việt Nam tăng trưởng cao với mức 20-25% /năm. Đồng thời đây cũng là thực tế mà chúng ta cần phải đối mặt để xử lý. Vì đúng là các chủ đầu tư không đủ điều kiện để xây khách sạn cho thuê nên buộc phải huy động vốn của khách hàng. Do đó nếu có cơ chế thuận lợi thì sẽ đảm bảo được cả hai vấn đề: chủ đầu tư có vốn xây dựng và thỏa mãn được quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, đồng thời góp phần phát triển du lịch. Vì thế, ông Điệp cho rằng, các cơ quan quản lý phải sớm vào cuộc, đưa ra những giải pháp kịp thời.
(Theo Báo Hải quan)
Vẫn hút mạnh vốn đầu tư
Tính đến thời điểm này, thị trường đã xuất hiện những tín hiệu tích cực để trở thành lĩnh vực đáng được nhà đầu tư quan tâm. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trong 8 tháng đầu năm, đã có 46 dự án FDI mới đầu tư vào BĐS, 15 dự án tăng vốn và 73 lượt góp vốn mua cổ phần, khiến tổng số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào BĐS tại Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD. Với con số này, BĐS trở thành lĩnh vực có số vốn lớn thứ 4 trong số các lĩnh vực được rót vốn bởi nhà đầu tư nước ngoài. Cũng nhờ đó, BĐS trở thành lĩnh vực đứng thứ 2 về thu hút đầu tư nước ngoài trong vòng 30 năm qua, chỉ đứng sau chế biến chế tạo.
Ngoài thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây cũng là lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, trong thời gian này, có tới gần 3.200 doanh nghiệp BĐS thành lập mới, tăng khoảng 66% so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy vậy, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, mặc dù số lượng thành lập mới tăng mạnh nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới. Về điều này, ông Châu lý giải, sở dĩ nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là do nhanh chóng kiếm được lợi nhuận thông qua thương mại trong BĐS hơn là đầu tư phát triển dự án. Thông thường, đầu tư dự có thể phải mất từ 3-5 năm mới được gặt hái thành quả.
Ông Châu cũng lưu ý, thời gian qua có nhiều doanh nghiệp môi giới BĐS thiếu chuyên nghiệp, chào bán sản phẩm tràn lan qua điện thoại hoặc đưa ra các thông tin không chính xác, đầy đủ về sản phẩm… Thường các công ty môi giới được bán giá chênh so với giá của chủ đầu tư. Điều này khiến các thông tin do doanh nghiệp môi giới đưa ra thiếu minh bạch. Người mua rất khó tiếp cận các thông tin chuẩn, ngoại trừ số ít doanh nghiệp làm môi giới chuyên nghiệp, bài bản, có chiến lược và giải pháp. Những doanh nghiệp môi giới nhỏ, hoạt động chưa chuyên nghiệp chiếm số lượng lớn, gây tác động nhiều đến thị trường.
Hiện tại, gần như chưa có thông tin chung đánh giá thị trường BĐS trong quý III, tuy nhiên, trong những tháng qua, Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định, thị trường BĐS quý cuối năm sẽ có lượng giao dịch tăng nhẹ so với quý trước. Những dự án tốt được triển khai bởi các chủ đầu tư uy tín vẫn có thanh khoản tốt. Giao dịch tốt cũng diễn ra ở những dự án nhiều tiện ích, hạ tầng đầy đủ, hoặc có khả năng tận dụng được cơ hội từ các tuyến buýt nhanh (BRT), hay đường sắt trên cao (MRT).
Số liệu thống kê của các sàn giao dịch thành viên thuộc Hội Môi giới BĐS Việt Nam chot hấy, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp.HCM, trong nửa đầu năm 2017, lượng giao dịch ghi nhận tăng khoảng 13,7% so với quý I. Riêng với thị trường Tp.HCM và Hà Nội, lượng giao dịch lớn nhất vẫn rơi vào phân khúc căn hộ trung cấp. Trong đó, tại Hà Nội, có rất nhiều dự án thuộc phân khúc này được chào bán như T&T Riverview, Việt Hưng green Park, Ecolake View, Imperial Plaza, An Bình City, FLC Tây Mỗ , Gelexia Riverside, Riverside Garden…
Tuy nhiên, nếu đi vào phân tích con số giao dịch sẽ xuất hiện nghịch lý: trong khi lượng giao dịch theo quý tăng thì theo tháng lại giảm dần. Chẳng hạn, trong tháng 4, toàn thị trường bán được gần 5.600 căn thì tới tháng 6 giảm xuống còn khoảng 4.700 căn. Nghịch lý này diễn ra ở cả hai thị trường chính là Hà Nội và Tp.HCM.
Theo ông Lê Hoàng Châu, kể từ năm 2016 cho đến 8 tháng đầu năm nay, thị trường đã xuất hiện dấu hiệu chững lại. Riêng năm nay do có hai tháng 6 âm lịch, trong đó tháng 6 nhuận vẫn được nhiều người coi là tháng 7 âm lịch, như vậy thị trường gần như có hai tháng 7 âm, trùng với quý III dương lịch, điều này có tác động đến tâm lý thị trường.
Việc tham gia điều tiết thị trường bất động sản bằng chính sách vĩ mô là cần thiết. Ảnh minh họa
Cần bàn tay điều tiết của chính sách vĩ mô
Cũng theo ông Châu, sự chững lại của thị trường BĐS còn xuất phát từ chính những rủi ro tiềm ẩm trong bản thân thị trường. Cụ thể là do cơ cấu sản phẩm không cân đối, thiếu dòng sản phẩm phù hợp với túi tiền đại bộ phận người mua, trong khi lại dư thừa sản phẩm cao cấp.
Trong đó, thị trường Hà Nội được cho là nơi thể hiện rõ nhất sự bất cân đối này. Số liệu do Hiệp hội BĐS Việt Nam công bố cho thấy, chỉ tính riêng trong quý II năm nay, thị trường Hà Nội đónhơn 6.700 căn hộ mở bán nhưng không có thêm một dự án nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội mới nào.
Với Tp.HCM, việc thiếu hụt nguồn cung nhà giá rẻ phần nào được cải thiện trong nửa đầu năm. Cụ thể, thị trường có 16.500 căn dự án thuộc nhà ở hình thành trong tương lai được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, trong đó phân khúc cao cấp chiếm 31,3%, phân khúc trung cấp chiếm tỷ lệ 31,1% và phân khúc bình dân chiếm tỷ lệ khá cao với 37,6%. Như vậy, tại Tp.HCM căn hộ có giá vừa túi tiền có tỷ trọng lớn nhất (68,7%) trong tổng số căn hộ đưa ra thị trường. Hiệp hội BĐS Tp.HCM đánh giá đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ có sự tái cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ của doanh nghiệp theo hướng tăng mạnh sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu thực của các đối tượng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị. Đây cũng là dòng sản phẩm thanh khoản tốt nhất hiện nay.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cũng thừa nhận tình trạng lệch pha cung cầu của thị trường BĐS với nguồn cung nghiêng về phân khúc cao cấp. Theo ông Điệp, cần những quyết sách ở tầm vĩ mô để giải quyết, điều tiết vấn đề này. Cụ thể, nên định hướng tăng tín dụng vào những dự án đầu tư phân khúc căn hộ dưới 1-2 tỷ đồng. Bên cạnh đó là hạn chế tín dụng vào phân khúc cao cấp. Một khi thị trường có nhu cầu nhà giá rẻ và các chính sách đều hướng tới hỗ trợ phân khúc này thì dù muốn hay không chủ đầu tư các dự án cũng phải theo xu hướng này. Như vậy quan trọng nhất vẫn là sự điều tiết của chính sách. Nếu chỉ kêu gọi, hô hào các chủ đầu tư xây nhà giá thấp chung chung sẽ khó đem lại kết quả mà phải làm bằng chính sách.
Cũng theo ông Điệp, phân khúc nhà trung cấp sẽ là phân khúc lớn nhất, do đó nên khuyến khích, tạo điều kiện cho phân khúc này phát triển. Về việc e ngại chất lượng nhà giá rẻ, ông Điệp nêu khuyến nghị không nên cho xây loại nhà giá rẻ, diện tích rộng nhưng chất lượng kém. Thay vào đó là xây nhà diện tích nhỏ nhưng chất lượng tốt để người có thu nhập thấp hoặc trung bình vẫn có thể mua được. Chẳng hạn nhà khoảng 40-50m2 với giá tầm khoảng 1 tỷ đồng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, hiện nay thị trường căn hộ khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (officetel, condotel…) đang có sự phát triển rất lớn, rất nhiều trong thời gian qua cùng với dấu hiệu cung vượt cầu. Cụ thể, tỷ lệ căn hộ condotel hiện chiếm khoảng 56% tổng nguồn cung, cao hơn nguồn cung phòng khách sạn, resort (chỉ chiếm 44%). Điều này là bất thường, nhất là khi ở nhiều nước, nguồn cung căn hộ condotel bao giờ cũng thấp hơn nguồn cung phòng khách sạn, resort. Ngoài ra, một số chủ đầu tư đưa ra cam kết lợi nhuận lên đến 12%/năm trong 8 - 12 năm là quá cao. Mức lợi nhuận này chưa đảm bảo phát triển bền vững, tiềm ẩn yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư thứ cấp. Trong khi đó, vấn đề cần được Nhà nước quan tâm giải quyết là tính pháp lý của loại sản phẩm này vì hiện nay còn rất mập mờ.
Về tính pháp lý với loại căn hộ như condotel, ông Nguyễn Thế Điệp nhận xét, đây là xu thế tất yếu, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch của Việt Nam tăng trưởng cao với mức 20-25% /năm. Đồng thời đây cũng là thực tế mà chúng ta cần phải đối mặt để xử lý. Vì đúng là các chủ đầu tư không đủ điều kiện để xây khách sạn cho thuê nên buộc phải huy động vốn của khách hàng. Do đó nếu có cơ chế thuận lợi thì sẽ đảm bảo được cả hai vấn đề: chủ đầu tư có vốn xây dựng và thỏa mãn được quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, đồng thời góp phần phát triển du lịch. Vì thế, ông Điệp cho rằng, các cơ quan quản lý phải sớm vào cuộc, đưa ra những giải pháp kịp thời.
(Theo Báo Hải quan)
Nhiều chuyên gia phản bác báo cáo của Savills về thị trường căn hộ
Báo cáo của Savills về thị trường căn hộ tại Việt Nam đưa ra những con số gây sốc với giới bất động sản. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực, lợi suất cho thuê nhà ở tại Hà Nội cao hơn nhiều so với Tp.HCM theo báo cáo của Savills là chưa chính xác.
Theo báo cáo của Savills, TP Hà Nội và Tp.HCM đang dẫn đầu Đông Nam Á về lợi suất cho thuê bất động sản (BĐS). Trong đó, Hà Nội đạt lợi suất cho thuê 7,4%, tại Tp.HCM là 5,8%, con số này cao hơn hẳn Singapore (3,7%). Qua đó, Savills đánh giá thị trường đầu tư nhà ở cho thuê tại Việt Nam hấp dẫn hơn so với các thị trường trong khu vực.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và công ty nghiên cứu BĐS cho rằng, tỷ suất lợi nhuận từ căn hộ cho thuê tại Tp.HCM thực tế đang cao hơn rất nhiều so với TP Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ tại TP Hà Nội không thể cao hơn Tp.HCM. Bởi trên thực tế, có không ít người ở Hà Nội vào Tp.HCM mua căn hộ để đầu tư cho thuê.
Ông Đực cho biết: “Tuy giá nhà ở Hà Nội cao hơn nhưng tỷ lệ lợi nhuận cho thuê căn hộ thấp hơn Tp.HCM. Ở Hà Nội, người giàu rất nhiều nên số lượng mua đầu tư, đầu cơ rất lớn nên nhu cầu đi thuê căn hộ của người dân thấp hơn so với Tp.HCM. Tại Hà Nội, cung nhiều nhưng cầu ít, còn tại Tp.HCM thì cung cầu đều nhau, vì thế cho thuê căn hộ ở Tp.HCM bao giờ cũng lợi hơn".
Nhiều nhà đầu tư Hà Nội đang có xu hướng mua căn hộ tại Tp.HCM để cho thuê
Cũng theo ông Đực, tại Tp.HCM, số lượng người Nhật Bản, Hàn Quốc, các chuyên gia nước ngoài và Việt kiều sinh sống nhiều dẫn đến nhu cầu thuê căn hộ rất cao. Chẳng hạn như ở Tân Bình, trong một khu chung cư có đến 60% là người Hàn Quốc thuê, tại Hà Nội không có nhiều người Hàn Quốc như vậy.
Ông Đực nhận định: “Thị trường cho thuê ở Tp.HCM bao giờ cũng có. Tỷ suất lợi nhuận tại các căn hộ có diện tích càng nhỏ, rẻ thì càng cao. Chẳng hạn, căn hộ 800 triệu đồng có diện tích 40m2, nhà đầu tư có thể cho thuê 6 triệu đồng/tháng, tức tỷ suất lợi nhuận đạt 9%/năm. Tuy nhiên, cùng căn hộ như vậy, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 7 - 8% tại Hà Nội. Trong khi căn hộ trung bình khá có tỷ suất lợi nhuận duy trì ở mức 7 - 8%/năm; còn nhà phố, villa thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 2% mà thôi. Qua kết quả khảo sát, loại căn hộ có diện tích càng nhỏ, suất đầu tư càng thấp thì tối ưu hóa lợi nhuận sẽ tốt hơn so với các căn hộ lớn, có nhiều phòng ngủ”.
Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, số lượng người từ Hà Nội vào Tp.HCM đầu tư căn hộ cho thuê rất nhiều, tuy nhiên, tỷ lệ người từ TP.HCM ra Hà Nội rất thấp. Tại các khu vực Thảo Điền, Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng, The Manor tập trung khoảng 15 - 40% người Hà Nội hoặc người gốc Bắc.
Quang nhận định, nhà đầu tư Hà Nội chuộng BĐS Tp.HCM vì nhiều lý do nhưng chủ yếu nằm ở tỷ suất lợi nhuận cho thuê nhà ở. Nếu tại Hà Nội, nhà đầu tư khi khai thác cho thuê chỉ thu được 3 - 4% giá trị căn hộ/năm thì tại Tp.HCM, nhà đầu tư có thể thu được 5 - 6%. Nguyên nhân là do nhu cầu thuê BĐS tại Tp.HCM lớn hơn, diện tích để xe, lưu thông, dịch vụ đều vượt trội hơn. Hơn nữa, giá trị BĐS Tp.HCM rẻ hơn Hà Nội nhưng kinh doanh lại cho hiệu quả cao hơn.
Trước đó, trong báo cáo về thị trường căn hộ, một công ty tư vấn nước ngoài tại Việt Nam cho rằng, tỷ suất lợi nhuận từ căn hộ cho thuê tại Tp.HCM cao nhất cả nước, đạt ở mức 7 - 8%. Cũng theo công ty này, Tp.HCM có nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc khiến thị trường căn hộ cho thuê tại đây hấp dẫn hơn so với Hà Nội. Loại hình nhà ở cho thuê chủ yếu là căn hộ với diện tích từ 50 - 70m2.(Theo Vietnamnet)
8 trụ sở “đất vàng” của Hà Nội trị giá bao nhiêu khi đấu giá?
Theo kế hoạch, cuối năm 2017, sau khi di dời 8 Sở, ngành Hà Nội về khu liên cơ quan trên đường Võ Chí Công, các trụ sở cũ sẽ được đấu giá để xây khu liên cơ quan thứ 2 tại quận Hai Bà Trưng. Vậy 8 trụ sở “đất vàng” này trị giá bao nhiêu tiền khi được đấu giá?
Khu liên cơ quan trên đường Võ Chí Công
Lãnh đạo Sở Tài chính Hà Nội mới đây đã thông tin, để chuyển toàn bộ các sở, ngành về làm việc tại một khu, thành phố có chủ trương xây dựng 2 khu liên cơ quan. Khu thứ nhất rộng 4.000m2 nằm tại quận Tây Hồ, trên đường Võ Chí Công. Khu này đã xây xong 1 tòa 14 tầng và 1 tòa 18 tầng. Công tác lắp đặt, hoàn thiện đang được gấp rút hoàn thiện để chuyển 8 đơn vị về đây làm việc vào cuối năm 2017, đầu năm 2018.
8 cơ quan được di dời gồm: Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch và Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải, Xây dựng và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Sau đó, những trụ sở cũ tại những vị trí “đất vàng” Thủ đô sẽ được đấu giá công khai để xây thêm một khu liên cơ nữa tại quận Hai Bà Trưng.
Theo khảo sát của phóng viên, khu đất có vị thế đắc địa nhất thuộc về trụ sở của Sở Quy hoạch Kiến Trúc (31B Tràng Thi, Hoàn Kiếm) và Sở Tài chính (38B Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm).
Giá đất những khu vực này thuộc hàng đắt đỏ hàng đầu Hà Nội hiện nay. Hai trụ sở này chỉ cách Hồ Gươm khoảng 100m. Tiếp theo là trụ sở của Sở Tài nguyên và Môi trường trên đường Huỳnh Thúc Kháng.
Những khu đất còn lại của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (Nhà B6A Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy), Sở Kế hoạch và Đầu tư (16 Cát Linh, Đống Đa), Sở Giao thông Vận tải (số 2 Phùng Hưng, Hà Đông), Sở Khoa học Công nghệ (số 7 Nguyễn Trãi, Hà Đông)... cũng đều là những khu "đất vàng”.
Trước đó, năm 2010, khu đất nằm cách Sở Tài chính không xa (số nhà 25-27 Hai Bà Trưng) đã một nhà đầu tư đền bù với giá 500 triệu đồng/m2.
Tháng 11/2004, để xây khu nhà ở tái định cư và trung tâm thương mại văn phòng, UBND TP. Hà Nội đã thu hồi 4.072,9m2 đất tại số 25-27 Hai Bà Trưng và 22-24 Hàng Bài. Trong đó, hơn 300m2 đất ở của 17 hộ dân và hơn 3.600m2 của Xí nghiệp nhựa Hà Nội đã được di dời.
Tại thời điểm đó, đại diện chủ đầu tư là ông Trần Hồng Sơn, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thời đại T&T cho biết, đơn vị đã đưa ra phương án đền bù khá cao, như diện tích tầng 1 (thông tầng) là 500 triệu đồng/m2, tầng 2 là 200 triệu đồng/m2 và đất tầng một không có nóc là 300 triệu đồng/m2…
Theo ghi nhận, các tuyến phố “vàng” như Hàng Bông, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Hành hay Lê Thái Tổ được hét giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/m2. Mức giá này còn được điều chỉnh theo nhiều yếu tố như chiều rộng của mặt tiền, diện tích lô đất, vị trí hay sở thích của người mua...Tại quận Hoàn Kiếm, theo báo cáo năm 2011 của Colliers International, giá đất các quận khu vực trung tâm Hà Nội đắt ngang với những thành phố lớn trên thế giới như Paris, Tokyo, ở mức 27.200 USD/m2 (570 triệu đồng). Sau 6 năm, giá đất trên thực tế ngày càng tăng cao.
Một nhân viên sàn môi giới BĐS Đất Xanh miền Bắc chia sẻ, theo giá thị trường hiện nay, thành phố sẽ thu về hàng nghìn tỷ đồng nếu đem đấu giá 8 khu đất "vàng" này.
Anh cũng cho biết thêm, khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm, giá đất có phố lên tới 1,2 tỷ đồng/m2. Cũng tại các quận trung tâm như Cầu Giấy, Đống Đa thậm chí Hà Đông, giá đất nhiều tuyến phố cũng ở mức 200-350 triệu đồng/m2.
Theo người này, mới đây, tại huyện nằm xa trung tâm là Hoài Đức, giá đất tại một số khu vực trên quốc lộ 32 có giá bán lên tới 200 triệu đồng/m2 thì với khu đất “vàng”, “kim cương” như trên, mức giá 300 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/m2 là điều dễ hiểu.
Liên quan đến việc Hà Nội đấu giá những trụ sở cũ để xây khu liên cơ thứ 2, TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP. Hà Nội cho rằng, việc bán đấu giá là cần thiết nhưng trước khi bán đấu giá, cần xác định các chỉ tiêu quy hoạch, các chứng chỉ quy hoạch của từng khu vực.
Ông Nghiêm nói, đừng để bán đấu giá đất không, bởi với cơ chế xin - cho như hiện nay sẽ khiến áp lực dân số, hạ tầng giao thông tăng lên. Trước khi đấu giá, phải xác định chỉ tiêu xây dựng, chức năng sử dụng của từng khu vực. Phải kèm theo chứng chỉ quy hoạch và các chức năng sử dụng đất chứ không nên bán đấu giá đất không.
(Theo BizLive)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)