Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số

Cần bán lô đất khu đô thị ABT

Cần bán nhanh lô đất khu đô thị ABT:
- Diện tích:100m2
- Sổ đỏ thổ cư
- hướng tây nam
- lô: L-10B-3, đường T12.
Lh: 0929 365679 - 01255293979 gặp Quyền



Điểm Danh Những Thuận Lợi Dự Án Bắc Vân Phong Có Được Nhờ Vị Trí Địa Lý

Bắc Vân Phong có lợi thế vượt trội để phát triển du lịch

Về điều kiện khí hậu tự nhiên, khu vực Bắc Vân Phong có nhiệt độ trung bình tương đối ổn định (26 – 280C); mùa mưa ngắn kéo dài chỉ 2 tháng cuối năm, ít gió bão, do vậy thuận lợi cho việc khai thác các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp gần như suốt năm mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết. Đây cũng là một trong những điều kiện môi trường thuận lợi để thu hút dân cư, chuyên gia, nhà khoa học của nhiều quốc gia đến sinh sống, học tập và làm việc tại đây.

Lợi thế tuyệt vời để Bắc Vân Phong phát triển du lịch
Về vị trí địa lý, dễ dàng nhận thấy khu vực này nổi trội là một dải đất ven biển. Nhiều bãi biển đẹp nên thơ, hoang sơ chưa bị khai thác như Đại Lãnh, Xuân Đừng, Điệp Sơn với làn nước xanh biếc trong suốt xuyên thấu tận đáy cát. Những rặng san hô không quá khó để tìm kiếm ở nơi đây. Cũng như khung cảnh vô cùng lợi thế để du lịch nghỉ dưỡng khi vừa hội tụ nước, núi non, cây trái, sơn thủy hữu tình. Nhiều khách du lịch hẳn đã biết tới cái tên Vịnh Vân Phong. Với vẻ đẹp yên bình và trong trẻo như một món quà vô giá tạo hóa ban tặng cho Bắc Vân Phong, nơi có mạch nước ngọt chạy ngầm dưới cát. Sát bờ biển, chỉ cần đào xuống sâu một chút sẽ tìm thấy những giọt nước ngọt chảy ra

Lợi thế tuyệt vời để Bắc Vân Phong phát triển du lịch
Những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện khí hậu của Bắc Vân Phong đã được khẳng định, nhiều nhà đầu tư quốc tế như Mỹ, Ireland, Anh, Cayman… đánh giá cao qua những chuyến khảo sát thực địa, tìm hiểu và mong muốn được đầu tư.

Địa điểm vô cùng lý tưởng cho giao thương

Bắc Vân Phong có vịnh Vân Phong là một trong những vịnh tự nhiên được đánh giá tốt nhất vùng Đông Á. Mở cửa hướng ra Biển Đông, gần ngã ba các tuyến hàng hải, quan trọng như châu Âu – Bắc Á, Châu Úc – Đông bắc Á và Đông Nam Á – Đông Bắc Á; có vị trí tâm điểm tỏa đến hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của khu vực, là điểm hội tụ của các cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Là vịnh kín gió với quy mô diện tích lớn, ít chịu ảnh hưởng của bão, có độ sâu trung bình lý tưởng (20 – 27m) và không bị bồi lắng. Đó chính là lý do Bắc Vân Phong có lợi thế so sánh về điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển quốc tế.

Không chỉ thuận lợi về giao thông biển quốc tế, Bắc Vân Phong còn là nơi dễ kết nối với hệ thống giao thông trong nước. Từ đây có thể kết nối giao thương hàng hoá thuận lợi với các vùng trong cả nước qua hệ thống giao thông trục chính sẵn có: đường bộ Quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc Bắc – Nam; Quốc lộ 26 kết nối vùng Tây Nguyên. Khu vực Bắc Vân Phong cũng có nhiều thuận lợi trong giao thông khi gần tuyến đường sắt Bắc – Nam và Cảng hàng không Tuy Hòa (Phú Yên) kết nối với Khánh Hòa

Vẻ đẹp tại vùng vịnh Vân Phong
Quỹ đất còn nhiều với mật độ cư dân thưa thớt là ưu điểm để Bắc Vân Phong được quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp.

Là khu vực còn khá hoang sơ với mật độ dân số thấp so với trọng điểm Vân Đồn và Phú Quốc, nhiều vùng đất trống ở Bắc Vân Phong chưa xây dựng. Nhiều chuyên gia đánh giá, là điểm mạnh của khu vực nếu địa phương biết khai thác một cách hiệu quả. Việc Bắc Vân Phong có mật độ dân số và xây dựng thấp sẽ giảm bớt được sự phức tạp và chi phí trong khâu giải phóng mặt bằng để phục vụ xây dựng các dự án lớn. Bên cạnh đó, vùng đất rộng với tiềm năng du lịch và địa thế giao thương sẽ giúp các nhà quy hoạch thực hiện dự án một cách có quy mô, chuyên nghiệp và đồng bộ hơn, có thể vươn tầm thế giới.

Theo đó, trên cơ sở các điều kiện tự nhiên thuận lợi, các ngành nghề trọng tâm ưu tiên phát triển của khu vực này tại đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong là dịch vụ cảng biển và logistics quốc tế, trung tâm thương mại – tài chính – du lịch và vui chơi giải trí có casino, công nghệ cao gắn với khu đô thị có y tế và giáo dục chất lượng cao… Đây đều là những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn và đồng bộ.

Theo tin tức. Bắc Vân Phong.


Ý tưởng xây dựng Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) vừa làm việc với lãnh đạo tỉnh để bày tỏ mong muốn được đầu tư vào Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong nhằm xây dựng nơi đây thành trung tâm thương mại, du lịch của Asian; điểm nhấn là một đặc khu riêng với tổ hợp công trình phức hợp, mang lại chuỗi giá trị kinh tế cao.

Xây dựng một đặc khu khác biệt

Theo đánh giá của ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch Hội đồng quản trị IPP, Vân Phong đang sở hữu những lợi thế mà các Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc không có được. Ông mong muốn đầu tư xây dựng Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong thành một đặc khu hiện đại, khác biệt với các đặc khu kinh tế khác trong nước. “Bằng tiềm năng liên danh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, IPP cam kết có thể xây dựng Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong với tổng mức đầu tư khoảng 50 tỷ USD, vượt xa mức yêu cầu đầu tư của Chính phủ (400.000 tỷ đồng). Chúng tôi sẽ xây dựng Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch của Asean”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn khẳng định.


Một góc vịnh Vân Phong.
Ông Lee Dong Seok Derek – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KPMG Hàn Quốc (liên danh với IPP) cho biết: “Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong có khá nhiều lợi thế, lại nằm trong khu vực trung tâm đường hàng hải quốc tế. Chúng tôi muốn đầu tư, xây dựng Bắc Vân Phong với những dự án phức hợp: casino, sân gold, quần thể du lịch, trong đó có cảng du lịch với các tàu lớn nhất trên thế giới có thể ghé thăm. Đặc biệt là xây dựng khu dân cư công nghiệp công nghệ cao (tức là kết hợp công nghiệp công nghệ cao với khu dân cư cao cấp). Người dân địa phương hiện hữu sẽ được tái định cư với cơ sở hạ tầng và đời sống tốt nhất. Đồng thời, khu phức hợp này sẽ có cơ sở giáo dục, y tế, hạ tầng xã hội hiện đại, thông minh”. Ông Lee Dong Seok Derek cũng cho biết, đặc khu sẽ sử dụng năng lượng tái tạo, an toàn và bền vững. Đồng thời, xây dựng mô hình thành phố thông minh hiện đại, kết nối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và quốc tế. Cơ sở hạ tầng này được vận hành hoàn toàn tự động. Khi triển khai các dự án ở từng hạng mục, chủ đầu tư sẽ hợp tác với các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác có tính chiến lược, mang lại hiệu quả và tính khả thi cao.

Về cơ sở hạ tầng như: năng lượng, viễn thông, giao thông, hệ thống cung cấp nước… sẽ được đầu tư với kinh phí từ 3 đến 10 tỷ USD; sân bay khoảng 5 tỷ USD và đầu tư khoảng 5 tỷ USD xây dựng cảng nước sâu với dịch vụ vận tải hàng hải, đường bộ, logistic; các dịch vụ phục vụ cho cảng sẽ có vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD. Theo tiến trình đầu tư, nhà đầu tư này chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, đưa ra được một kế hoạch đầu tư tổng thể trình các cấp chính quyền phê duyệt; kế hoạch thu hút các nhà đầu tư. Giai đoạn 2, xây dựng các cơ chế thu hút nhà đầu tư, sau đó lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp và có kết nối với cộng đồng nhà đầu tư quốc tế. Giai đoạn 3: thiết lập văn phòng quản lý dự án, đo lường chỉ tiêu phát triển, quảng cáo truyền thông…

Để thực hiện 3 giai đoạn này, nhà đầu tư đưa ra 14 nhiệm vụ cần thực hiện ngay, trong đó tập trung nghiên cứu đưa ra báo cáo chi tiết sự ảnh hưởng, tác động của đặc khu tới kinh tế – xã hội của địa phương; xây dựng mô hình kinh doanh cho từng dự án và đánh giá năng lực từng nhà đầu tư để lựa chọn…

Đề xuất nghiên cứu các nhóm ngành ưu tiên

Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, ngoài việc trình bày các ý tưởng đầu tư, ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn đề nghị được hỗ trợ kinh phí để thuê bảo vệ đất tại Vân Phong, tránh tình trạng xâm lấn đất công, chuyển nhượng trái phép. Lực lượng bảo vệ sẽ túc trực 24/24 giờ tại Vân Phong và dùng flycam để quan sát nhằm phát hiện sớm nhất các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất công hoặc xây dựng trái phép trong dự án của đặc khu. Từ đó, sẽ báo cáo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý nhanh nhất; thực hiện nghiêm việc bảo vệ đất đai, tránh tình trạng bị “băm nát” như ở Phú Quốc và Vân Đồn…

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư khác đang hợp tác với IPP cũng trình bày và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án đặc khu kinh tế tại Trung Quốc, Hàn Quốc, dự án xây dựng sân bay, khu thương mại phi thuế quan tại Úc…

Sau khi nghe ý tưởng đầu tư, xây dựng và nguyện vọng của các bên, ông Lê Đức Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, tỉnh rất hoan nghênh các nhà đầu tư đã quan tâm, có hướng đầu tư vào Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong. Hiện nay, tỉnh đề xuất các nhà đầu tư nghiên cứu đến 4 nhóm ngành nghề ưu tiên tại đặc khu gồm: logictis cảng biển vì ở đây có thể xây dựng cảng nước sâu rất thuận lợi; xây dựng trung tâm thương mại tài chính – ngân hàng, có nhiều người nước ngoài đến làm việc; ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, điện tử, y tế, giáo dục… “Hiện nay, đang xây dựng Luật Đặc khu và có thể sẽ thông qua vào đầu năm 2019. UBND tỉnh cũng đang tập trung xây dựng nguồn nhân lực và quy hoạch cho đặc khu. Chúng tôi đánh giá cao các ý tưởng đề xuất của nhà đầu tư. Các ý tưởng này rất hay và có nhiều điểm tương đồng với quan điểm phát triển đặc khu Bắc Vân Phong của địa phương. Tỉnh sẽ tiếp thu những ý tưởng đó và giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổng hợp để làm việc với các đơn vị tư vấn, có bổ sung vào quy hoạch tổng thể đặc khu, trình Thường trực Tỉnh ủy, thống nhất trình Chính phủ trong thời gian tới”, ông Lê Đức Vinh cho biết.

Nguồn: baokhanhhoa.vn

Tiến sỹ Huỳnh Thế Du: Đặc khu kinh tế khó thành công nếu chọn sai vị trí

Theo giảng viên của Đại học Fulbright, Vân Đồn triển vọng nhất, Phú Quốc có thể phát triển còn Bắc Vân Phong khó nhìn thấy tiềm năng nhất.

'Đặc khu kinh tế đâu chỉ trải thảm ưu đãi thuế là xong'

Quan điểm này được Tiến sỹ Huỳnh Thế Du nêu khi chia sẻ với VnExpress về phát triển ba đặc khu kinh tế tại Việt Nam.

- Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đang được lựa chọn để thí điểm xây dựng thành đặc khu hành chính kinh tế ở Việt Nam. Ông nghĩ sao về sự lựa chọn này?

- Thực tế tôi chưa thấy mục tiêu, tầm nhìn rõ ràng trong lựa chọn xây dựng 3 đặc khu này. Ở góc độ nào đó, việc phát triển đặc khu kinh tế tại ba khu vực Bắc – Trung – Nam là cần thiết, nhưng khi nhìn vào câu chuyện cạnh tranh toàn cầu giữa các quốc gia thì đó là cuộc tranh đua giữa các đô thị trung tâm để thu hút các doanh nghiệp ngoại, các tập đoàn tầm cỡ quốc tế.
Tiến sỹ Huỳnh Thế Du - Giảng viên Đại học Fulbright.
Như bạn thấy khi nhắc tới nền kinh tế quốc gia có sức cạnh tranh người ta thường nhắc đến Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản) hay Seoul (Hàn Quốc)… Có nghĩa những nền tảng phát triển phải tập trung tại khu vực đô thị gắn với công nghiệp hoá. Tức là muốn tạo dựng nền kinh tế quốc gia có sức cạnh tranh thì phải gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những nền tảng phát triển ở đô thị. Chính các thành phố lớn mới tạo ra cạnh tranh kinh tế quốc gia.

Việt Nam thì ngược lại khi cho rằng các thành phố, đô thị tập trung quá đông dân nên cần giãn ra và phải tập trung đầu tư cho nông thôn. Đó là cách tiếp cận đi ngược xu hướng phát triển.

- Vậy ông hình dung ra sao về tương lai các đặc khu kinh tế Việt Nam cùng với loạt cơ chế đặc thù, ưu đãi?

- Theo tôi, trong 3 nơi được lựa chọn, Vân Đồn là nơi có tiềm năng thành công nhất nếu nhìn vào sự tương hỗ, gắn kết giữa kinh tế Việt Nam và Trung Quốc. Phú Quốc có thể phát triển cụm ngành du lịch. Còn Bắc Vân Phong, thú thực tôi chưa thấy được chỗ dựa phát triển hay nền tảng để thành công ở đây là gì.

Hình dung tương lai Phú Quốc, Vân Đồn hay Bắc Vân Phong có thể có cái này cái kia, nhưng ba khu vực này có đột phá để thành “cú hích” hay “cú đấm thép” đưa nền kinh tế đi lên hay không, tôi e khả năng là khó.

- Sau hơn 20 năm đã có hàng ngàn đặc khu kinh tế được thành lập khắp thế giới, rất nhiều trong số đó đã thành công nhưng cũng không ít đang đối mặt nguy cơ thất bại. Theo ông, Việt Nam cần học gì từ những thành – bại đó?

- Muốn phát triển đặc khu kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng cần xác định mục tiêu và tầm nhìn. Mục tiêu trong phát triển đặc khu kinh tế trên thế giới để tạo “cú hích” cho kinh tế, gồm: thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng; hỗ trợ cho chiến lược kinh tế rộng lớn hơn; đặc khu là “lồng ấp” thể chế hay “phòng thí nghiệm” chính sách mới và giải toả một phần áp lực tăng dân số, việc làm…

Cụ thể hoá, trước tiên đặc khu kinh tế cần một chỗ dựa, tức là vị trí đặt đặc khu phải gần trung tâm, thị trường rộng lớn. Ví dụ Thâm Quyến là sự lựa chọn hợp lý do nằm ở bờ bên kia của Hong Kong và sau lưng là thị trường Trung Quốc đại lục rộng lớn. Hay đặc khu Iskandar (Malaysia) được phát triển vì có điểm tựa Singapore, gần tuyến đường biển quốc tế…

Với Việt Nam, nếu chúng ta đặt mục tiêu thu hút doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia vào các đặc khu kinh tế, tôi cho rằng vị trí tốt nhất để xây dựng đặc khu là khu vực Hoà Lạc (Hà Nội) và Thủ Thiêm (TP HCM). Bởi tại đây hội đủ các yếu tố đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhà đầu tư, như điều kiện thu hút nhân tài; hạ tầng cứng, mềm đang phát triển, cửa ngõ giao thương với nước ngoài...

Chẳng hạn nếu nhà đầu tư vào Vân Đồn họ cần tới hàng nghìn kỹ sư, lao động chất lượng cao thì địa phương có thể đáp ứng được ngay không? Rất khó. Nhưng sẽ đơn giản nếu vị trí đặt gần Hà Nội, ở đó có người giỏi, mà người giỏi không phải một, mà là cộng đồng. Tốt nhất nên tập trung đưa hai đầu tàu Hà Nội, TP HCM đi lên để kéo đoàn tàu kinh tế cả nước.


Quan điểm này được Tiến sỹ Huỳnh Thế Du nêu khi chia sẻ với VnExpress về phát triển ba đặc khu kinh tế tại Việt Nam.

- Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đang được lựa chọn để thí điểm xây dựng thành đặc khu hành chính kinh tế ở Việt Nam. Ông nghĩ sao về sự lựa chọn này?

- Thực tế tôi chưa thấy mục tiêu, tầm nhìn rõ ràng trong lựa chọn xây dựng 3 đặc khu này. Ở góc độ nào đó, việc phát triển đặc khu kinh tế tại ba khu vực Bắc – Trung – Nam là cần thiết, nhưng khi nhìn vào câu chuyện cạnh tranh toàn cầu giữa các quốc gia thì đó là cuộc tranh đua giữa các đô thị trung tâm để thu hút các doanh nghiệp ngoại, các tập đoàn tầm cỡ quốc tế.


Tiến sỹ Huỳnh Thế Du - Giảng viên Đại học Fulbright.
Như bạn thấy khi nhắc tới nền kinh tế quốc gia có sức cạnh tranh người ta thường nhắc đến Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản) hay Seoul (Hàn Quốc)… Có nghĩa những nền tảng phát triển phải tập trung tại khu vực đô thị gắn với công nghiệp hoá. Tức là muốn tạo dựng nền kinh tế quốc gia có sức cạnh tranh thì phải gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những nền tảng phát triển ở đô thị. Chính các thành phố lớn mới tạo ra cạnh tranh kinh tế quốc gia.

Việt Nam thì ngược lại khi cho rằng các thành phố, đô thị tập trung quá đông dân nên cần giãn ra và phải tập trung đầu tư cho nông thôn. Đó là cách tiếp cận đi ngược xu hướng phát triển.

- Vậy ông hình dung ra sao về tương lai các đặc khu kinh tế Việt Nam cùng với loạt cơ chế đặc thù, ưu đãi?

- Theo tôi, trong 3 nơi được lựa chọn, Vân Đồn là nơi có tiềm năng thành công nhất nếu nhìn vào sự tương hỗ, gắn kết giữa kinh tế Việt Nam và Trung Quốc. Phú Quốc có thể phát triển cụm ngành du lịch. Còn Bắc Vân Phong, thú thực tôi chưa thấy được chỗ dựa phát triển hay nền tảng để thành công ở đây là gì.

Hình dung tương lai Phú Quốc, Vân Đồn hay Bắc Vân Phong có thể có cái này cái kia, nhưng ba khu vực này có đột phá để thành “cú hích” hay “cú đấm thép” đưa nền kinh tế đi lên hay không, tôi e khả năng là khó.

- Sau hơn 20 năm đã có hàng ngàn đặc khu kinh tế được thành lập khắp thế giới, rất nhiều trong số đó đã thành công nhưng cũng không ít đang đối mặt nguy cơ thất bại. Theo ông, Việt Nam cần học gì từ những thành – bại đó?

- Muốn phát triển đặc khu kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng cần xác định mục tiêu và tầm nhìn. Mục tiêu trong phát triển đặc khu kinh tế trên thế giới để tạo “cú hích” cho kinh tế, gồm: thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng; hỗ trợ cho chiến lược kinh tế rộng lớn hơn; đặc khu là “lồng ấp” thể chế hay “phòng thí nghiệm” chính sách mới và giải toả một phần áp lực tăng dân số, việc làm…

Cụ thể hoá, trước tiên đặc khu kinh tế cần một chỗ dựa, tức là vị trí đặt đặc khu phải gần trung tâm, thị trường rộng lớn. Ví dụ Thâm Quyến là sự lựa chọn hợp lý do nằm ở bờ bên kia của Hong Kong và sau lưng là thị trường Trung Quốc đại lục rộng lớn. Hay đặc khu Iskandar (Malaysia) được phát triển vì có điểm tựa Singapore, gần tuyến đường biển quốc tế…

Với Việt Nam, nếu chúng ta đặt mục tiêu thu hút doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia vào các đặc khu kinh tế, tôi cho rằng vị trí tốt nhất để xây dựng đặc khu là khu vực Hoà Lạc (Hà Nội) và Thủ Thiêm (TP HCM). Bởi tại đây hội đủ các yếu tố đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhà đầu tư, như điều kiện thu hút nhân tài; hạ tầng cứng, mềm đang phát triển, cửa ngõ giao thương với nước ngoài...

Chẳng hạn nếu nhà đầu tư vào Vân Đồn họ cần tới hàng nghìn kỹ sư, lao động chất lượng cao thì địa phương có thể đáp ứng được ngay không? Rất khó. Nhưng sẽ đơn giản nếu vị trí đặt gần Hà Nội, ở đó có người giỏi, mà người giỏi không phải một, mà là cộng đồng. Tốt nhất nên tập trung đưa hai đầu tàu Hà Nội, TP HCM đi lên để kéo đoàn tàu kinh tế cả nước.


Click vào ảnh xem đầy đủ đồ hoạ Ba đặc khu kinh tế tương lai.
- Đặc khu kinh tế ở Việt Nam, theo ông nên có gì, cần gì?

- Trước tiên là cần xác định đúng vị trí đặt đặc khu kinh tế. Để đặc khu kinh tế có thể thành công thì vị trí nơi có thị trường rộng lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ dày đặc là hết sức quan trọng, chứ không phải đưa ra những ưu đãi cao hơn thì coi đó là vượt trội.

Chúng ta hình dung thế này, trợ cấp hay ưu đãi chỉ dành cho những người yếu, còn người khoẻ thì không. Tương tự, đặc khu kinh tế phải trao quyền tối cao để nhà đầu tư được làm mọi thứ, thử nghiệm những khuôn khổ chính sách khác, vượt trội chứ không đơn thuần đưa ra ưu đãi về thuế, đất đai, tài chính…

Thứ nữa về chính sách, thể chế đột phá đủ mạnh, tốt thu hút nguồn lực đầu tư trong, ngoài nước; nguồn nhân lực và hạ tầng giao thông. Nên cho các nhà đầu tư tự do tối đa trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, đặc khu Phố Đông của Thượng Hải (Trung Quốc) thành công là nhờ họ mở tối đa với nhà đầu tư, như cho phép nhà đầu tư thông báo hoạt động kinh doanh thay vì đăng ký kinh doanh; đưa ra danh sách ngành nghề cấm kinh doanh thay vì cho phép…

Phải đặt đặc khu kinh tế trong chiến lược phát triển tổng thể, rõ ràng mà điều này tôi chưa thấy rõ trong dự thảo luật. Đồng thời, trao quyền tự quyết nhiều hơn cho người đứng đầu đặc khu, tránh tình trạng một nhà đầu muốn rót lượng vốn lớn vào đặc khu cùng với điều kiện đi kèm thì lại phải hỏi ý kiến cấp có thẩm quyền mới dám quyết thì cơ hội đã tuột khỏi tầm tay.

- Về nguồn vốn xây dựng các đặc khu kinh tế, theo dự tính sẽ cần trên 1,5 triệu tỷ đồng. Ông nghĩ sao về con số này?

- Trong số hơn 1,5 triệu tỷ đồng cần để xây dựng 3 đặc khu kinh tế tới năm 2030 thì ngân sách Nhà nước sẽ chỉ bỏ một phần, còn lại huy động từ các nguồn vốn khác. Giai đoạn đầu tôi nghĩ cũng cần phải dùng ngân sách để xây dựng một số hạ tầng, song việc huy động nguồn lực lớn vào phát triển 3 đặc khu kinh tế phải tính tới hiệu quả đầu tư.

Cần tính toán một đồng vốn bỏ ra đầu tư vào đặc khu có tạo ra hơn một đồng nếu rót vào Hà Nội, TP HCM – những nơi đang tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất hay không. Liệu lợi ích đặc khu mang lại có lớn hơn chi phí bỏ ra hay không, cần cân nhắc. Nếu chúng ta bỏ hàng triệu tỷ đồng đầu tư mà không đo đếm được hiệu quả thì chuyện thâm thủng ngân sách sẽ tiếp diễn.
(Theo tin tức online)
 
Sàn giao dịch Bất động sản metaLands . Design by Mr Quyen