Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số

2 loại giấy tờ cần kiểm tra khi mua nhà trên giấy

Ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng giám đốc Công ty bất động sản Him Lam chia sẻ, có 2 loại giấy tờ “chuẩn mực” mà người mua nhà có thể kiểm tra là văn bản thông báo dự án đủ điều kiện bán nhà do Sở Xây dựng cấp và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Nếu thiếu một trong 2 loại “giấy thông hành” này, khách hàng cần thận trọng khi quyết định bỏ tiền mua nhà.

2 loại giấy tờ cần kiểm tra khi mua nhà trên giấy
Văn bản xác nhận dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai
Loại giấy tờ này do Sở Xây dựng công bố có ý nghĩa dự án đã hoàn tất đầy đủ hồ sơ pháp lý, đồng thời hoàn thành xong phần móng. Đây là thời điểm hợp pháp (được quy định trong luật) chủ đầu tư dự án được phép huy động vốn từ khách hàng. Thông thường tiến độ các dự án được Sở Xây dựng công bố đủ điều kiện huy động vốn, tức là công trình chuẩn bị bước vào xây dựng phần thân.

Ông Nguyễn Mạnh Hà – Nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay việc bán nhà trên giấy hay còn gọi là nhà ở hình thành trong tương lai phải qua hai cửa.

Thứ nhất, theo Luật Kinh doanh bất động sản mới có hiệu lực từ 2015 quy định Sở Xây dựng các địa phương sẽ thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án. Khi đầy đủ điều kiện, Sở mới cấp văn bản chứng nhận dự án được phép bán hàng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn phải trình ra quyền sử dụng, các văn bản pháp lý đã được phê duyệt như văn bản xác nhận hình thành móng, tiêu chuẩn an ninh, cứu hỏa, độ cao…

Thứ hai, các đơn vị cung cấp sản phẩm phải có giấy bảo lãnh của ngân hàng. Trong trường hợp mà chủ đầu tư gặp rủi ro như mất khả năng chi trả, không đủ khả năng hoàn thành hoàn thiện đúng tiến độ… ngân hàng sẽ là đơn vị trả tiền cho người mua.

Chứng thư bảo lãnh của ngân hàng
Chứng thư bảo lãnh có 2 dạng: một là cho vay tín chấp (dựa trên đánh giá uy tín doanh nghiệp), hai là cho vay có tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp). Nếu mua nhà hình thành trong tương lai, kiểm tra có chứng thư này, khách hàng có thể yên tâm pháp lý của dự án đã được các tổ chức tín dụng sàng lọc nhiều khâu chặt chẽ. Đây cũng là điều khoản đã được quy định trong luật.

Theo điều 56 của Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ năm 2015, chủ đầu tư dự án trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh nghĩa vụ tài chính. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu ngân hàng hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng đã ký kết.

Điều khoản này đã được áp dụng gần 2 năm qua và đã góp phần làm tăng độ minh bạch, an toàn cho dự án và tránh rủi ro cho người mua nhà. Quy định này định vị các doanh nghiệp phát triển bất động sản theo 2 hướng. Một là bán, cho thuê nhà hình thành trong tương lai thì phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh. Hai là nếu muốn né quy trình bảo lãnh thì doanh nghiệp buộc phải xây xong dự án mới được bán.

Ông Phúc cho biết thêm, ngoài 2 cơ sở pháp lý trên, để tránh rủi ro, nhà đầu tư, khách hàng mua nhà dự án có thể sàng lọc thông tin bằng một số phương pháp thủ công. Chẳng hạn như tra cứu thông tin về chủ đầu tư dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tốt hơn, bạn nên xuống địa bàn khu vực dự án tọa lạc hỏi thăm thông tin từ dân địa phương để nắm được những tin tức ngoài luồng, từ đó có thêm cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư.

MuaBanNhaDat theo VnExpress

Cần bán căn nhà đẹp hẻm đường cầu dứa - phú nông- xã vĩnh ngọc-tp Nha Trang.

Cần bán căn nhà đẹp hẻm đường cầu dứa - phú nông- xã vĩnh ngọc-tp Nha Trang.

- Diện tích sổ: gần 214m2( hẻm ô tô 4m)( đất thổ cư 100% - Ngang 10m)
- Kết cấu: 1 trệt 1 lầu-nhà xây 2 căn liền nhau, thông với nhau khoảng sân trước)
- Bao gồm: 2 phòng khách,2 bếp,phòng ngủ 5,phòng thờ 1.wc 5. Sân trước :40m2

- Hướng Bắc
- Gần chợ Xuân Lạc,siêu thị Big C, trạm xá, UBND xã, các trường mẫu giáo, trừơng cấp 2
nằm ở vị trí đẹp, không gian thoáng trước và sau, có 2 ban công trước , 2 ban công sau...
- Đặc biệt chính chủ để lại nội thất( 4 máy điều hoà,, bàn ghế, bàn ăn,1 tủ quần aó ,hồ cá.., và nhiều vật dụng nhỏ khác)
- Nhà mới đẹp khách chỉ tới là ở


Liên hệ: 01255293979 - gặp Quyền







Bán lô đất ở Đặc khu kinh tế Bắc Vịnh Vân Phong - Vạn Ninh

Cần bán lô đất ở Bắc Vân Phong:
- Diện tích: 4177 m2
- Đất sử dụng riêng(loại đất rừng sản xuất)
- Ngay trên DL 651 đường xuống Vịnh(Gần QL 1A phia biển)
-Tiện ích: là khu sắp xây dựng Khu kinh tế trọng điểm của cả nước, khả năng sinh lời cao.

Liên hệ: 01255293979 - gặp Quyền





Khánh Hòa: Đầu tư hơn 100.000 tỉ đồng xây Đặc khu Bắc Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết vốn đầu tư cho đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong khoảng 115.000 tỉ đồng, trong đó ngân sách chiếm chủ yế

Huyện Vạn Ninh sẽ hình thành Đặc khu Bắc Vân Phong

Ngày 13-12, UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp với các sở, ngành chức năng về đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (đặc khu Bắc Vân Phong) thuộc tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Vạn Ninh.

Lấy toàn bộ huyện Vạn Ninh

Một trong những nội dung quan trọng của cuộc họp là xem xét, đề xuất công tác nhân sự điều hành Đặc khu Bắc Vân Phong. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Về diện tích Đặc khu Bắc Vân Phong, HĐND tỉnh Khánh Hòa tán thành việc lấy toàn bộ huyện Vạn Ninh gồm 111.000 ha, trong đó 56.000 ha mặt đất và 55.000 ha mặt nước, dân số hơn 128.000 người của 13 xã, thị trấn để thành lập Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc lấy cả huyện Vạn Ninh làm đặc khu có ưu điểm là không phát sinh thêm đơn vị hành chính và biên chế cán bộ mới, không phải xây dựng trụ sở, thuận lợi cho việc xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế, không gây xáo trộn tâm lý người dân.

Về định hướng phát triển, trong Đặc khu Bắc Vân Phong, ở bán đảo Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn sẽ phát triển dịch vụ vận tải biển và logistics, dịch vụ thương mại - tài chính; khu vực Cổ Mã - Tu Bông làm dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục tiêu chuẩn quốc tế, công nghiệp công nghệ cao; thị trấn Vạn Giã và phía Nam phát triển đô thị và dịch vụ công nghệ cao, du lịch sinh thái; phía Tây Quốc lộ 1 phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.



UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết từ nay đến năm 2025, dự kiến cần 53.000 tỉ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, xây dựng 9 tuyến đường trục chính, 5 gói đường nội khu với 49 tuyến, xây dựng khoảng 20 km đường sắt từ cảng trung chuyển Vân Phong đến đường sắt Bắc Nam và 2 nhà ga. Bên cạnh đó, xây dựng thêm hệ thống điện 300 km; hệ thống nước lấy từ hồ Hoa Sơn và xây mới hồ Đồng Điền khoảng 95 triệu m3; hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý rác, hệ thống liên lạc...

Ngoài ra, cần 46.500 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như 65 trường mẫu giáo, 39 trường THCS, 26 trường THPT; 3 bệnh viện, 67 trạm y tế, phòng khám; sân vận động, cung văn hóa... Đồng thời, khâu giải phóng mặt bằng cũng cần 15.000 tỉ đồng và 80 tỉ đồng làm quy hoạch.

Cần cơ chế riêng

Về đầu tư hạ tầng cho đặc khu, phân kỳ đến năm 2020 cần khoảng 23.000 tỉ đồng, giai đoạn 2021-2025 khoảng 73.000 tỉ đồng. UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết sẽ phải huy động từ nguồn vốn ngoài ngân sách, trong đó mời các nhà đầu tư làm dự án theo hình thức BOT, BT, PPP với khoảng 20.000 tỉ đồng. Ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa xây dựng đặc khu.

Theo ông Vinh, việc quy hoạch Đặc khu Bắc Vân Phong cần theo hướng lập chung một quy hoạch, thay vì 2 như hiện nay. Đồng thời, Khánh Hòa kiến nghị Chính phủ cho thực hiện cơ chế tự thỏa thuận xem xét giá trị hợp đồng và thanh toán với đơn vị tư vấn quốc tế chí phí lập quy hoạch.

Khánh Hòa cũng đề nghị có chính sách đặc thù để lại toàn bộ số thu từ xuất nhập khẩu trên địa bàn Khu Kinh tế Vân Phong hiện tại và tại Đặc khu Bắc Vân Phong đến năm 2030. Đồng thời, để lại 50% cho địa phương đối với phần ngân sách trung ương được hưởng để bổ sung cho đặc khu trong 5 năm kể từ ngày thành lập.

Để thuận lợi về giao thông, ông Vinh cũng đề nghị khi xây dựng đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc Nam, nhất là cao tốc Sài Gòn - Nha Trang, Chính phủ cho phép chủ đầu tư kéo dài những tuyến này đến khu vực Bắc Vân Phong (thêm 80 km). Trước mắt, ưu tiên thực hiện trước đoạn từ sân bay quốc tế Cam Ranh đến đặc khu. Trong thời gian thực hiện các thủ tục lập và quy hoạch đặc khu, UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị cho phép thu hút một số nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư vào đặc khu.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa cũng thống nhất sẽ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 để kịp khởi công trong năm 2018; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư hồ thủy lợi Đồng Điền với kinh phí 5.000 tỉ đồng để cấp nước cho đặc khu trong tương lai.

Phú Quốc, Vân Đồn khởi động

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang Huỳnh Văn Lạc vừa ký thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Vũ Hồng tại buổi làm việc về rà soát tổng thể nội dung đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc (Đặc khu Phú Quốc).

UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở Du lịch nghiên cứu, định hướng phát triển và dự báo tăng trưởng du lịch của Phú Quốc trong giai đoạn tới. Đề nghị Công ty TNHH PwC Việt Nam (TP HCM) tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ cho tỉnh trong việc đánh giá sâu hơn định hướng và dự báo phát triển của Đặc khu Phú Quốc cho đến năm 2030 và sau năm 2030. Đồng ý chủ trương cho thành lập tổ biên tập để hiệu chỉnh toàn bộ đề án. Chậm nhất đến giữa tháng 12-2017 phải hoàn thành việc biên tập và có báo cáo.

Về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, UBND tỉnh thống nhất không áp dụng ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời gian thuê đất đối với dự án thuộc ngành "Khách sạn, khu du lịch sinh thái, khu nghĩ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên" và nghiên cứu thêm, có thể áp dụng tương tự đối với ngành nghề "Dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino với vốn đầu tư tối thiểu 44.000 tỉ đồng"…

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Ninh, đến nay, Vân Đồn đã cơ bản hội tụ đủ điều kiện để phát triển, trở thành Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Đặc khu Vân Đồn).

Song song với việc chủ động, tích cực xây dựng đề án, tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thuê các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung Đặc khu Vân Đồn theo định hướng của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Một lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết việc thực hiện đề án có nhiều thách thức. Trong tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng theo chu kỳ và còn nhiều biến động khó lường nên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đặc khu Vân Đồn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Tỉnh đã chọn được nhà đầu tư chiến lược là Sun Group để hợp tác đầu tư từ giai đoạn đầu. Nhà đầu tư chiến lược này đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào những dự án có tính động lực, hạ tầng giao thông quan trọng tại Đặc khu Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh, như sân bay, bến cảng, khu phức hợp với tổng vốn lên tới 30.000 tỉ đồng đến thời điểm này và tiếp tục đầu tư thêm. Tuy nhiên, để trở thành đô thị hiện đại, thông minh với dịch vụ, du lịch cao cấp, công nghiệp công nghệ cao, Vân Đồn cần thu hút thêm nhiều nguồn lực đầu tư lớn khác.

Theo đề án, Đặc khu Vân Đồn có diện tích 2.171,33 km2, trong đó đất tự nhiên 581,83 km2, vùng biển rộng 1.589,50 km2, dân số khoảng 46.000 người.

Theo kế hoạch, đầu năm 2018 sẽ khởi công chuỗi các tổ hợp dịch vụ du lịch quy mô lớn, đẳng cấp cao với tổng vốn đầu tư khoảng 2,7 tỉ USD. Cụ thể, dự án Tổ hợp du lịch SONASEA DRAGON BAY (giai đoạn 1) dự kiến tổng vốn đầu tư trên 4.950 tỉ đồng; dự án Furama Hạ Long Việt Nam Resort & Vilas quy mô khách sạn đẳng cấp 5 sao với tổng vốn đầu tư trên 1.120 tỉ đồng; dự án Tổ hợp du lịch và con đường di sản tại Vân Đồn gồm 9 phân khu chức năng (phân kỳ 1) với vốn đầu tư dự kiến 5.000 tỉ đồng; dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng có tổng vốn đầu tư khoảng 46.000 tỉ đồng...

đăng bởi: n.l.d...c.o.m...v.n.


Thống nhất điều chỉnh quy hoạch phía đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng

Ngày 12-12, ông Lê Đức Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp và cơ bản thống nhất điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng. Trong tuần này, UBND tỉnh sẽ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Kết nối đô thị và biển

Theo Công ty Cổ phần Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (đơn vị tư vấn thiết kế), dọc đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng hiện nay đang tồn tại tình trạng ngăn cách giữa đô thị phía tây và dải công viên bờ biển. Vì vậy, cần đưa ra giải pháp kết nối tốt hơn giữa biển, công viên ven biển và đô thị để nâng cao giá trị của dải đô thị ven biển.

Đơn vị tư vấn cho rằng, khu vực đầu cầu Trần Phú hiện chỉ có Nhà nghỉ 378 và Công viên Yersin, trong khi hiệu quả sử dụng công viên này rất thấp. Lân cận có Dự án Tổ hợp khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa và Khu đô thị mới cồn Tân Lập đang xây dở, nguồn nước biển bị ảnh hưởng bởi nước sông Cái. Giải pháp ở khu vực này là tổ chức không gian điểm nhấn sinh động với công trình trung tâm nghiên cứu hải dương học và các công trình dịch vụ trong vườn dừa kết hợp với các quảng trường, đường dạo công viên ven biển. Nhà nghỉ 378 cần chuyển đổi thành công trình dịch vụ với các hướng mở kết nối với cảnh quan công cộng lân cận và thu nhỏ quy mô so với quy mô công trình hiện nay, bảo đảm không gian đi bộ công cộng tại vị trí ven mặt nước, đảm bảo không chắn tầm nhìn từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hiện trạng phía tây đường Trần Phú hiện nay chủ yếu là khách sạn, phía đông là công viên, ít công năng sử dụng, ngoài khu vực Nhà hàng Bốn Mùa. Vì vậy, phải coi toàn bộ khu bãi biển này là hệ thống vườn kéo dài của chuỗi khách sạn, coi cả chuỗi khách sạn như một quần thể khách sạn lớn. Đơn vị tư vấn đề xuất dải công viên bờ biển phía nam cầu Trần Phú chia thành 2 phần: một phần phục vụ cảnh quan đô thị như: chỗ dạo, chỗ ngồi chơi, thể dục; một phần chủ yếu phục vụ bãi biển như: nhà hàng, nhà tắm… Tương lai cần tăng tính liên thông dọc bờ biển thành một chuỗi liên tục; tạo độ chênh cốt nền thành nhiều bậc mở về phía biển.

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn thiết kế, khu vực Nhà hàng Sailing Club và Lousiane tuy có đóng góp tích cực cho hoạt động trong dải bờ biển nhưng vẫn tạo cảm giác đóng kín, chia cắt không gian, mất mỹ quan. Khu resort Ana Mandara có tường cao che chắn, tạo thành rào cản giữa đô thị và bờ biển cả về công năng lẫn thị giác. Tuy nhiên, hệ thống cảnh quan và nhà cửa của công trình khá đẹp nên nếu di chuyển resort này thì có thể giữ lại một vài công trình kiến trúc giá trị, mở thành không gian dịch vụ công cộng, giảm bớt mật độ xây dựng.

Tại khu vực giao cắt giữa đô thị khu sân bay Nha Trang cũ và dải ven biển, đơn vị tư vấn đề xuất quảng trường Đại Dương được tổ chức kết hợp với bảo tàng, triển lãm và tổ hợp khách sạn thành một quần thể công trình điểm nhấn tại điểm kết thúc của trục đường 66m khu đô thị sân bay, vượt qua đường Trần Phú, kết nối với không gian ven biển.


Phối cảnh tại khu vực đối diện Sân bóng Thanh Niên

Phối cảnh Quảng trường Đại Dương – Quy hoạch đường Trần Phú Nha Trang

Đề xuất đường Trần Phú thành đường một chiều

Báo cáo tại cuộc họp, đơn vị cho biết, một trong những vấn đề trọng yếu của khu vực trung tâm TP. Nha Trang là đường Trần Phú có mật độ giao thông cơ giới quá cao, gây cản trở cho việc liên thông giữa đô thị và biển. Một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu nhược điểm này là chuyển một phần trung tâm của đường Trần Phú thành đường một chiều, khu vực được đề xuất là từ đường Trần Quang Khải đến đường Lê Lợi. Giải pháp này vừa khiến dải đô thị ven biển hấp dẫn hơn, vừa giảm thiểu được độ nguy hiểm và tác động ngăn cách của đường Trần Phú.

Theo ông Lê Huy Toàn – Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang, việc chuyển đường Trần Phú thành đường một chiều là cần thiết và phù hợp với sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, đơn vị tư vấn phải nghiên cứu kỹ giải pháp tổ chức giao thông sao cho hợp lý, bởi hiện nay 2 dòng người rất đông trên đường Trần Phú bị ngắt chuyển thành một chiều sẽ gây ách tắc nghiêm trọng tại điểm giao.

Trong khi đó, ông Nguyễn Công Định – Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho rằng, hiện nay, trên đường Trần Phú chưa tổ chức được bãi đậu xe mà chuyển thành đường một chiều sẽ gặp khó khăn nhất định. Vì vậy, cần nghiên cứu một số điểm giao cắt ở các khu vực tập trung khách sạn lớn, nhất thiết phải mở rộng vỉa hè phía tây.

Kết luận cuộc họp, ông Lê Đức Vinh thống nhất với đồ án mà Công ty Cổ phần Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đưa ra, đồng thời yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế phải bổ sung mật độ xây dựng, độ cao tối đa của các khu vực trong đồ án đề xuất, các tiện ích từng khu vực để sau này dễ dàng đầu tư. Ông yêu cầu đối với khu vực Ana Mandara phải xác định rõ đây là khu vực sinh hoạt, vui chơi cộng đồng. Khi khu resort Ana Mandara di dời, những gì tận dụng được thì giữ lại, còn lại chuyển đổi thành khu vực sinh hoạt cộng đồng về đêm. Bên cạnh đó, cần phải đưa vào nội dung nuôi cát để mở rộng bãi tắm ở các khu vực biển Hòn Chồng đến biển Hòn Một. Công ty Cổ phần Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam sớm hoàn thiện đồ án để UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

VĂN KỲ – Theo Báo Khánh Hòa

Dự án Mường Thanh Khánh Hòa: Mua bán căn hộ là trái luật

UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, việc mua bán căn hộ tại Dự án Tổ hợp Khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa (gọi tắt là dự án Mường Thanh Khánh Hòa) là trái quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu người mua không thỏa thuận được với chủ đầu tư thì có thể làm đơn khởi kiện để tòa án giải quyết.

Tất cả căn hộ đều bán trái luật

Theo lãnh đạo UBND tỉnh, việc mua bán căn hộ tại dự án Mường Thanh Khánh Hòa (chân cầu Trần Phú, Nha Trang) do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư là không hợp pháp. Dự án được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng từ ngày 30-10-2014, trong đó cho phép chủ đầu tư xây dựng căn hộ chung cư tại dự án này. Theo quy định tại Nghị định 17 ngày 23-6-2010, mọi trường hợp mua bán căn hộ tại dự án, chủ đầu tư phải thông báo cho Sở Xây dựng trước khi thực hiện. Tuy nhiên, kể từ khi được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư không có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng về việc mua bán căn hộ tại dự án trên.

Sở Xây dựng lý giải, ngày 17-6-2015, UBND tỉnh có công văn về việc thỏa thuận điều chỉnh kiến trúc quy hoạch Dự án Tổ hợp khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa, trong đó điều chỉnh chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch. Theo đó, dự án này không còn là dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo Luật Nhà ở. Vì thế, mọi trường hợp mua bán căn hộ trước ngày 17-6-2015 là bất hợp pháp vì không tuân thủ quy định tại Nghị định số 17 của Chính phủ.

Đến ngày 20-10-2015, Sở Xây dựng mới cấp phụ lục điều chỉnh giấy phép xây dựng, trong đó điều chỉnh giấy phép xây dựng của dự án thành đầu tư xây dựng 41 tầng khối tháp tổ chức các chức năng gồm 250 phòng khách sạn và 944 căn hộ du lịch và kỹ thuật áp mái. Như vậy, mọi hành vi mua bán căn hộ từ ngày 17-6-2015 đến 20-10-2015 là bất hợp pháp vì dự án chưa được cấp giấy phép xây dựng phù hợp với chủ trương đầu tư mới (là đầu tư căn hộ du lịch thay cho đầu tư căn hộ chung). Đặc biệt, trong thời gian này chủ đầu tư vẫn không thông báo việc bán căn hộ cho Sở Xây dựng.

Dự án Tổ hợp khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa (Mường Thanh số 4 Trần Phú)
Khách hàng có thể kiện

Dự án Mường Thanh Khánh Hòa xây vượt tầng đã được UBND tỉnh yêu cầu cầu dừng thi công ở tầng 43. Tuy nhiên, việc xử lý sai phạm của dự án này vẫn chưa làm hài lòng cử tri. Mới đây, cư tri TP. Nha Trang tiếp tục có ý kiến về việc giải quyết như thế nào đối với các khách hàng đã đặt mua căn hộ tại dự án này, bởi hầu hết khách hàng đã thanh toán từ 70 đến 80% tổng giá trị căn hộ.

Chị V.T.H.M (xã Vĩnh Hiệp, Nha Trang) đặt mua căn hộ ở tầng 47 với giá gần 2 tỷ đồng. Đến nay, chị M. đã đóng tiền được 60% tổng giá trị căn hộ nhưng chờ mãi vẫn chưa biết khi nào mới nhận được căn hộ. “Hợp đồng ký với chủ đầu tư là tháng 12-2016 sẽ bàn giao căn hộ. Thông tin dự án bị dừng lại và chưa biết có được xây tiếp hay không khiến tôi vô cùng lo lắng. Chúng tôi liên tục điện thoại cho nhân viên bán hàng hỏi nhưng họ cứ nói “chị yên tâm, bên em sẽ giải quyết sớm nhất”. Có lần chủ đầu tư họp với khách hàng và nói sẽ chuyển cho chúng tôi về dự án Mường Thanh Viễn Triều hoặc trả lại tiền. Lúc đó khách hàng đăng ký nguyện vọng, rồi họ cũng bặt vô âm tín cho đến nay”, chị M. cho biết.

Mới đây, trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VI, đồng chí Lê Đức Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, từ ngày 20-10-2015, khi Sở Xây dựng cấp phụ lục điều chỉnh giấy phép xây dựng thì dự án không được xây dựng quá 41 tầng, do vậy chủ đầu tư không được phép kinh doanh, mua bán các căn hộ ở các tầng vượt. Như vậy, do hành vi mua bán, đưa căn hộ vào kinh doanh của chủ đầu tư qua các giai đoạn nêu trên không phù hợp với các quy định của pháp luật, vì vậy, việc giải quyết quyền lợi đối với khách hàng đã mua căn hộ du lịch của dự án là trách nhiệm của chủ đầu tư. Trường hợp chủ đầu tư và khách hàng không tự thỏa thuận được thì khách hàng có thể liên hệ tòa án để được thụ lý giải quyết.

VĂN KỲ – Theo Báo Khánh Hòa

Bán lô đất thổ cư hẻm dã tượng 96m2

Cần bán lô đất hẻm dã tượng - nha trang:
- Diện tích:96m2
- Đất thổ cư 100%
- Hẻm hiện trạng: 6m(quy hoạch 12m)
- Hướng Đông nam
- tiện ích: gần biển, chợ, trường học.
LH: 01255293979 - gặp Quyền


Khánh Hòa thông qua nghị quyết thành lập đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Vạn Ninh, rộng khoảng 111 nghìn ha...


đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong tập trung vào 4 ngành nghề gồm: Dịch vụ vận tải biển; dịch vụ thương mại - tài chính; dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục; phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Ngày 7/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ra Nghị quyết thông qua đề án của UBND tỉnh về việc thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Theo đó, Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Vạn Ninh, rộng khoảng 111 nghìn ha, bao gồm 56 nghìn ha mặt đất và 55 nghìn ha mặt nước; tổng dân số trên 128 nghìn người (tính đến năm 2011). Toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn.

Tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc ra Nghị quyết này là bước thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về các đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, gồm Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) hồi tháng 3/2017 và Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 2/10/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Về lý do, sự cần thiết thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong, đề án nêu rõ vịnh Vân Phong nói chung và khu vực Bắc Vân Phong nói riêng có vị trí địa kinh tế, chiến lược quan trọng đối với trong nước và khu vực; hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để xây dựng thành khu vực cửa ngõ phát triển hướng ra biển Đông của quốc gia và cả bán đảo Đông Dương;...

Bên cạnh đó, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong có vị trí chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế theo hành lang kinh tế Đông - Tây; Bắc - Nam và phát triển giao thương thuận lợi với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương; tạo thể mạnh phát triển các ngành kinh tế biển của cả nước, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và tỉnh Khánh Hòa nói riêng; góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia.

Về định hướng phát triển ngành nghề trọng tâm, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong tập trung vào 4 ngành nghề gồm: Dịch vụ vận tải biển; dịch vụ thương mại - tài chính; dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục; phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Trước đó, tháng 10/2017, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành lấy ý kiến của cử tri huyện Vạn Ninh, theo đó trên 96 nghìn cử tri trong huyện (chiếm tỷ lệ hơn 97%) đã đồng ý với đề án này.
(theo tt online)

 
Sàn giao dịch Bất động sản metaLands . Design by Mr Quyen