Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số

Bảng giá đất tỉnh Khánh Hòa mới nhất năm 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Số: 30/2014/QĐ-UBND
Nha Trang, ngày 21 tháng 12 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2015 ỔN ĐỊNH 5 NĂM 2015-2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 999/TTr-STNMT-GĐBTTĐC ngày 19 tháng 12 năm 2014 về việc ban hành quy định giá các loại đất năm 2015 ổn định 05 năm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định giá các loại đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ổn định 5 năm 2015-2019.
Điều 2. Giá đất quy định tại Điều 1 Quyết định này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 và thay thế các Quyết định sau:
Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của UBND tỉnh về giá đất Khu tái định cư số 02 Hầm đường bộ đèo Cả, huyện Vạn Ninh;
Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của UBND tỉnh về giá đất khu tái định cư phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa;
Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 21/5/2014 của UBND tỉnh về giá đất tái định cư tại khu đô thị An Bình Tân, phường Phước Long, TP Nha Trang;
Quyết định số 1147/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt giá đất tái định cư tại khu tái định cư Ngọc Sơn, xã Ninh An, Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa;
Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 21/5/2014 của UBND tỉnh về giá đất tái định cư tại khu đô thị VCN, phường Phước Hải, TP Nha Trang;
Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt giá đất tái định cư tại khu tái định cư thuộc xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh;
Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt giá đất tái định cư tại khu tái định cư thuộc xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh.
Điều 3. Trong kỳ ban hành bảng giá đất 2015-2019, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ để điều chỉnh giá đất tại bảng giá đất; quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường để bổ sung giá đất tại bảng giá đất cho phù hợp với thực tế.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- UBTV Quốc Hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT. HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Sở Tư pháp (để thực hiện việc kiểm tra văn bản QPPL);
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình KH;
- Báo Khánh Hòa;
- Lưu: VT, CVNCTH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh


QUY ĐỊNH
GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2015 VÀ ỔN ĐỊNH 5 NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về các tiêu thức xác định giá các loại đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; các tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại Khoản 1 Điều 2 Quy định này.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
1. Bảng giá các loại đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
g) Xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Khoản 5 Điều 4 và Khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về giá đất.
2. Giá đất tại Quy định này không áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất thỏa thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Chương II
QUY ĐỊNH KHU VỰC, VỊ TRÍ, LOẠI ĐƯỜNG
Điều 3. Phân loại xã và đô thị
1. Quy định hai loại xã tại nông thôn theo địa bàn như sau:
a) Xã đồng bằng: Là xã có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng và có độ cao ngang với mặt nước biển; mật độ dân số đông, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn trung du, miền núi;
b) Xã miền núi (hoặc thôn miền núi trong xã đồng bằng): Có địa hình cao hơn xã đồng bằng, bao gồm đại bộ phận diện tích là núi cao, địa hình phức tạp; mật độ dân số thấp, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn đồng bằng. Xã miền núi được xác định theo hướng dẫn của Ủy ban dân tộc.
c) Danh mục các xã đồng bằng, miền núi được quy định tại Phụ lục 1.
2. Đô thị: Bao gồm các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và xếp loại đô thị.
Điều 4. Các quy định về nhóm đất nông nghiệp:
1. Nhóm đất nông nghiệp gồm các loại sau: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
2. Nhóm đất nông nghiệp được quy định hai (02) vị trí theo địa giới hành chính của xã đồng bằng hoặc xã miền núi, cụ thể:
+ Vị trí 1: Áp dụng đối với các thửa đất có khoảng cách tính từ tim đường quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, liên xã, liên thôn không quá 200m. Trường hợp thửa đất chỉ có một phần đất nằm trong phạm vi 200m thì cả thửa đất đó được tính theo vị trí 1. Ngoài ra vị trí 1 còn áp dụng cho các trường hợp sau:
- Các thửa đất trồng cây hàng năm ngoài phạm vi 200m canh tác 02 vụ lúa/năm;
- Các thửa đất làm muối cách tim đường nội đồng không quá 100m và đường nội đồng có chiều rộng từ 6m trở lên.
+ Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất còn lại.
Điều 5. Các quy định về nhóm đất phi nông nghiệp:
1. Đất phi nông nghiệp tại nông thôn:
a) Đất phi nông nghiệp tại các xã (trừ các xã của thành phố Nha Trang và đất phi nông nghiệp tại nông thôn ven trục giao thông chính)
a1) Hệ số điều chỉnh đối với xã: Tùy theo điều kiện thuận lợi hay khó khăn của từng xã, gần đô thị hay xa đô thị mà điều chỉnh hệ số K từ 0,5 đến 3.
a2) Phân loại khu vực: Mỗi xã được phân chia 02 khu vực theo địa giới hành chính cấp xã:
- Khu vực 1: Là khu vực nằm tại trung tâm xã, cụm xã (gần UBND xã, trường học, chợ, trạm y tế) gần khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc gần đầu mối giao thông hoặc gần chợ nông thôn có khả năng sinh lợi cao nhất.
- Khu vực 2: Là các khu vực còn lại trên địa bàn xã có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi.
a3) Phân loại vị trí trong từng khu vực: Căn cứ vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, mỗi khu vực khu dân cư hiện trạng được phân thành 3 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Vị trí có khả năng sinh lợi cao nhất, áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp các đường liên xã, đường giao thông trong xã rộng từ 6m trở lên (tính theo đường hiện trạng).
- Vị trí 2: Vị trí có khả năng sinh lợi kém vị trí 1, áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông trong xã rộng từ 3,5m đến dưới 6m (tính theo đường hiện trạng).
- Vị trí 3: Các vị trí còn lại.
b) Đất phi nông nghiệp các xã thuộc thành phố Nha Trang.
b1) Hệ số điều chỉnh đối với xã: Tùy theo điều kiện thuận lợi hay khó khăn của từng xã, gần đô thị hay xa đô thị, các xã thuộc thành phố Nha Trang được điều chỉnh bằng hệ số K từ 0,5 đến 1,8.
b2) Phân loại đường: Căn cứ vào các yếu tố khả năng sinh lợi, điều kiện cơ sở hạ tầng, giá trị sử dụng, các xã thuộc thành phố Nha Trang được quy định 3 loại đường và hệ số điều chỉnh mỗi loại đường từ 0,5 đến 1,8 theo tiêu chí sau:
- Đường loại 1: Đường có khả năng sinh lợi cao nhất trong xã bao gồm đường liên xã, đường trục chính trong xã có cự ly cách trung tâm xã, cụm xã, khu trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu du lịch hoặc gần chợ trong phạm vi bán kính nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 500m.
- Đường loại 2:
Đường có khả năng sinh lợi kém đường loại 1 bao gồm các đường, đoạn đường liên xã, đường trục chính trong xã có khoảng cách tới trung tâm trên 500m, đường thôn, đường nội bộ rộng trên 3,5m (không phải là đường cụt).
- Đường loại 3: Những đường còn lại rộng trên 2m và không phải đường cụt.
b3) Phân loại vị trí:
- Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp trục đường giao thông.
- Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp ngõ hẻm của đường giao thông có chiều rộng của hẻm như sau:
+ Từ trên 3,5m đối với đường loại 1;
+ Từ trên 2m đối với đường loại 2, 3.
- Vị trí 3: Các vị trí còn lại.
c) Đất phi nông nghiệp tại nông thôn ven trục giao thông chính
c1) Phân loại đường: Gồm 3 loại đường và hệ số điều chỉnh từ 0,5 đến 4.
c2) Phân loại vị trí: Gồm 3 vị trí
- Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông chính, giá đất theo quy định tại các phụ lục đất ven trục giao thông chính.
- Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp ngõ hẻm (là nhánh rẽ của đường giao thông chính) có chiều rộng từ 3,5m trở lên và cách lề trong của trục giao thông chính dưới 100m. Giá đất ở vị trí 2 được tính hệ số 0,5 giá đất vị trí 1.
- Vị trí 3: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp ngõ hẻm (là nhánh rẽ của đường giao thông chính) có chiều rộng dưới 3,5m và cách lề trong của trục giao thông chính dưới 100m, giá đất vị trí 3 được tính hệ số 0,3 giá đất vị trí 1.
Đối với những nhánh rẽ từ ngõ hẻm của trục giao thông chính nêu trên trong cự ly 100m cũng được áp dụng giá đất tại vị trí 2 hoặc vị trí 3.
Các thửa đất ngoài các vị trí quy định trên, giá đất được tính bằng giá đất ở nông thôn cùng vùng.
c3) Riêng đối với thửa đất ven trục giao thông chính là đất ở có chiều sâu thửa đất lớn: Giá đất được xác định như sau:
- Phần diện tích đất có một mặt tiếp giáp với trục giao thông chính và chiều sâu tính từ lề trong của lộ giới đường chính vào đến 30m: áp dụng mức giá đất như quy định tại bảng giá.
- Phần diện tích tiếp theo, có chiều sâu trên 30m đến 60m: tính hệ số 0,6 so với giá đất của phần diện tích tiếp giáp mặt tiền đường chính.
- Phần diện tích tiếp theo, có chiều sâu trên 60m: tính hệ số 0,4 so với giá đất của phần diện tích tiếp giáp mặt tiền đường chính.
Quy định này không áp dụng đối với đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ.
c4) Tại một vị trí đất ven trục giao thông nhưng có nhiều cách xác định mức giá khác nhau thì áp dụng theo cách tính cho mức giá cao nhất.
d) Đất ở tại các khu quy hoạch dân cư, khu đô thị mới tại các xã theo quy chuẩn xây dựng:
d1) Phân loại đường: Gồm 4 loại đường và hệ số điều chỉnh từ 0,6 đến 1 tùy theo mức độ thuận lợi. Cụ thể:
- Đường loại 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông trong KDC nông thôn có chiều rộng đường trên 20m.
- Đường loại 2: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông trong KDC nông thôn có chiều rộng đường trên 13m đến 20m.
- Đường loại 3: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông trong KDC nông thôn có chiều rộng đường từ 10m đến 13m.
- Đường loại 4: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông trong KDC nông thôn có chiều rộng đường từ 8m đến dưới 10m.
d2) Phân loại vị trí: Gồm 3 vị trí
- Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường quy hoạch rộng từ 8m trở lên.
- Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường quy hoạch rộng từ 6m đến dưới 8m.
- Vị trí 3: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường quy hoạch rộng dưới 6m.
2. Đất phi nông nghiệp tại đô thị:
a) Đất phi nông nghiệp tại các phường thuộc thành phố Nha Trang, Cam Ranh, các phường thị xã Ninh Hòa và thị trấn các huyện (trừ thị trấn hai huyện miền núi là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh):
a1) Phân loại đường phố
- Thành phố Nha Trang được chia thành 8 loại đường phố và hệ số điều chỉnh từ 0,7 đến 1 (quy định cụ thể tại Phụ lục 2.1).
- Thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và thị trấn các huyện Cam Lâm, Diên Khánh và Vạn Ninh được chia làm 5 loại đường phố và hệ số điều chỉnh từ 6 đến 1 (quy định cụ thể tại các Phụ lục 3.1, 4.1, 5.1, 6.1, 7.1).
- Riêng đối với các tuyến đường loại 1, một số đoạn có khả năng sinh lợi đặc biệt, được áp dụng hệ số điều chỉnh trên 1.
a2) Phân loại vị trí: Mỗi loại đường phố được xếp 5 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường phố.
- Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp ngõ hẻm của đường phố (hoặc đường nội bộ) và chiều rộng của hẻm (hoặc đường nội bộ) từ 6m trở lên.
- Vị trí 3: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp ngõ hẻm của đường phố (hoặc đường nội bộ) và chiều rộng của hẻm (hoặc đường nội bộ) từ 3,5m đến dưới 6m.
- Vị trí 4: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp ngõ hẻm của đường phố và chiều rộng của hẻm từ 2m đến dưới 3,5m.
- Vị trí 5: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp ngõ hẻm của đường phố và chiều rộng của hẻm dưới 2m hoặc các vị trí còn lại mà điều kiện sinh hoạt kém.
* Trường hợp đặc biệt các tuyến đường hiện trạng có độ rộng đường bằng hoặc nhỏ hơn quy cách các hẻm nêu trên thì xác định vị trí hẻm theo quy định sau:
- Với đường hiện trạng rộng trên 4m đến 6m thì vị trí 2 được áp dụng đối với thửa đất giáp với hẻm có độ rộng từ 3,5m trở lên; vị trí 3 được áp dụng đối với thửa đất giáp với hẻm có độ rộng từ 2m đến dưới 3,5m và vị trí 4 được áp dụng đối với thửa đất giáp với hẻm có độ rộng dưới 2m hoặc các vị trí còn lại mà điều kiện sinh hoạt kém (không có VT 5).
- Với đường hiện trạng rộng trên 2m đến 4m thì vị trí 2 được áp dụng đối với thửa đất giáp với hẻm có độ rộng từ 2m trở lên và vị trí 3 được áp dụng đối với thửa đất giáp với hẻm có độ rộng dưới 2m hoặc các vị trí còn lại mà điều kiện sinh hoạt kém (không có VT 4, 5)
- Với đường hiện trạng rộng từ 2m trở xuống thì vị trí 2 được áp dụng đối với thửa đất giáp với các nhánh rẽ là hẻm của tuyến đường này hoặc các vị trí còn lại mà điều kiện sinh hoạt kém (không có VT 3, 4, 5).
b) Đất phi nông nghiệp tại nội thị thị trấn Tô Hạp huyện Khánh Sơn và thị trấn Khánh Vĩnh huyện Khánh Vĩnh
b1) Phân loại đường phố: Gồm 3 loại đường phố và hệ số điều chỉnh từ 1,0 trở xuống (quy định cụ thể tại các Phụ lục 8.1 và 9.1). Riêng đối với đường loại 1, một số đoạn có khả năng sinh lợi đặc biệt, được áp dụng hệ số điều chỉnh trên 1.
b2) Phân loại vị trí: Mỗi loại đường phố được xếp 3 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất tiếp giáp đường phố.
- Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất ở trong ngõ hẻm của đường phố và chiều rộng của hẻm rộng từ 5m trở lên.
- Vị trí 3: Áp dụng đối với thửa đất ở trong những ngõ hẻm đường phố có chiều rộng dưới 5m hoặc các hẻm phụ và các vị trí còn lại khác mà điều kiện sinh hoạt kém.
* Trường hợp đặc biệt, các tuyến đường có độ rộng đường hiện trạng dưới 5m thì vị trí 2 được áp dụng đối với thửa đất giáp với các nhánh rẽ là hẻm chính của tuyến đường này và vị trí 3 được áp dụng đối với thửa đất giáp với các hẻm phụ hoặc các vị trí còn lại khác mà điều kiện sinh hoạt kém vị trí 2.
c) Một số quy định chung đối với đất phi nông nghiệp tại đô thị:
c1) Quy định đối với hẻm:
Độ rộng của hẻm được xác định bằng mặt cắt ngang nơi hẹp nhất của khoảng cách hai bờ tường (hoặc hai bờ rào) đối diện của đường hẻm, bao gồm cả vỉa hè, cống thoát nước có đan đậy hai bên đường hẻm (phần mặt đường lưu thông được thuộc đất công), tính từ đầu hẻm đến thửa đất được xác định giá.
c2) Hệ số K mặt đường: Những thửa đất tại vị trí 1 được điều chỉnh bằng hệ số K mặt đường (Kmđ) như sau:
- Đối với những thửa đất có hệ số Kmđ lớn hơn hoặc bằng 0,25 áp dụng mức giá đất như quy định tại Quyết định này.
- Đối với những thửa đất có hệ số Kmđ nhỏ hơn 0,25 mức giá đất được xác định như sau:
+ Phần diện tích vị trí mặt tiền có hệ số Kmđ bằng 0,25 áp dụng mức giá đất như quy định tại Quyết định này.
+ Phần diện tích còn lại tính hệ số 0,9 so với giá đất ở vị trí mặt tiền.
Hệ số Kmđ được xác định như sau: Kmđ = R / D
Trong đó R: Chiều rộng mặt tiền lô đất
D: Chiều dài lô đất (hoặc chiều sâu của lô đất)
c3. Hệ số khoảng cách: Những thửa đất tại vị trí 2, 3, 4, 5 được điều chỉnh bằng hệ số khoảng cách như sau:
- Những thửa đất tại vị trí 2, 3, 4, 5 cách đường phố trên 200m, áp dụng hệ số điều chỉnh K = 0,9.
- Điểm mốc đầu để tính khoảng cách áp dụng hệ số trên, được tính từ mép trong vỉa hè (đối với đường có vỉa hè), hoặc mép đường (đối với đường không có vỉa hè) của đường chính.
- Đối với thửa đất mà điểm mốc cuối theo khoảng cách quy định trên nằm vào giữa chiều rộng mặt tiếp xúc hẻm thì xử lý như sau:
+ Nếu chiều rộng của mặt tiếp xúc hẻm nằm trong phạm vi giới hạn khoảng cách có hệ số cao hơn chiếm từ 50% trở lên so với chiều rộng mặt tiếp xúc hẻm của thửa đất, thì được áp dụng hệ số cao hơn cho cả thửa đất.
+ Nếu chiều rộng của mặt tiếp xúc hẻm nằm trong phạm vi giới hạn khoảng cách có hệ số cao hơn chiếm dưới 50% so với chiều rộng mặt tiếp xúc hẻm của thửa đất, thì áp dụng hệ số thấp liền kề.
c4. Đối với những thửa đất tại vị trí 2, 3, 4, 5 mà hiện trạng đường hẻm chưa được trải nhựa hoặc bê tông, được tính bằng hệ số 0,9 giá đất trong bảng giá cùng vị trí.
Chương III
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
Điều 6. Các quy định về giá đất giáp ranh:
1. Xác định giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các đường phố, đoạn đường phố (trong đô thị):
- Trường hợp trên cùng một trục đường phố được chia thành các đoạn có mức giá đất khác nhau, thì giá đất của các thửa đất ở trong phạm vi 20m giáp ranh của đường phố, đoạn đường phố có giá đất thấp hơn được tính bình quân theo giá đất của hai đoạn giáp ranh đó.
- Trường hợp các đường phố giao nhau có giá đất khác nhau thì giá đất của các thửa đất ở trong phạm vi 20m thuộc các đường phố có giá đất thấp hơn được nhân thêm hệ số 1,1 nhưng không vượt quá giá đất của đường phố có giá cao nhất tại nơi các đường phố giao nhau (trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định này).
Điểm mốc đầu để tính phạm vi quy định nêu trên được tính từ chỉ giới đường đỏ của đường có quy hoạch lộ giới lớn hơn.
Đối với thửa đất mà điểm mốc cuối theo khoảng cách quy định trên nằm vào giữa chiều rộng mặt tiếp xúc đường thì xử lý như sau:
- Nếu chiều rộng của mặt tiếp xúc đường nằm trong phạm vi giới hạn khoảng cách có hệ số cao hơn chiếm từ 50% trở lên chiều rộng mặt tiếp xúc đường của thửa đất, thì được áp dụng cách tính hoặc nhân hệ số 1,1 theo quy định trên cho cả thửa đất.
- Nếu chiều rộng của mặt tiếp xúc đường nằm trong phạm vi giới hạn khoảng cách có hệ số cao hơn chiếm dưới 50% chiều rộng mặt tiếp xúc đường của thửa đất, thì áp dụng giá đất loại đường thấp hơn cho cả thửa đất.
2. Xác định giá đất tại khu vực giáp ranh giữa đô thị và nông thôn:
a) Quy định khu vực giáp ranh:
Khu vực đất giáp ranh giữa phường với xã hoặc thị trấn với xã, được xác định từ đường phân chia địa giới hành chính vào sâu địa phận mỗi bên là 100m đối với các loại đất.
Trường hợp đường phân chia địa giới hành chính là đường giao thông, sông, suối thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ hành lang bảo vệ đường bộ, hành lang bảo vệ đường thủy vào sâu địa phận mỗi bên là 100m đối với các loại đất.
Trường hợp đường phân chia địa giới hành chính là các sông, hồ, kênh, đồi, đèo, núi có chiều rộng trên 100m thì không được xếp loại đất giáp ranh.
b) Giá đất tại khu vực giáp ranh:
Đất thuộc khu vực giáp ranh giữa phường với xã thuộc thành phố Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, thị trấn với xã thuộc các huyện, giá đất được xác định như sau: giá thửa đất tại điểm tiếp giáp thuộc xã có mức giá thấp hơn được tính bằng mức trung bình cộng của giá đất tại hai khu vực.
3. Xác định giá đất giáp ranh tại các đoạn đường có giá khác nhau của đất phi nông nghiệp tại nông thôn ven trục giao thông chính.
Đối với trục giao thông chính của nông thôn được chia thành các đoạn có mức giá đất khác nhau, thì khu vực giáp ranh được xác định cho các thửa đất trong phạm vi 50m của đoạn có giá đất thấp hơn tính từ điểm tiếp giáp giữa hai đoạn. Giá đất tại khu vực giáp ranh được tính bằng trung bình cộng giá đất của hai đoạn tiếp giáp.
Trường hợp thửa đất thuộc đoạn đường có giá thấp nhưng chỉ có một phần nằm trong phạm vi 50m khu vực giáp ranh nêu trên thì cả thửa đất đó được áp dụng giá đất giáp ranh.
Điều 7. Một số trường hợp đặc biệt cần chú ý:
1. Đối với những thửa đất tiếp giáp 2 mặt đường trở lên (hoặc 2 vị trí hẻm trở lên) thì áp dụng loại đường (hoặc vị trí) có giá đất cao hơn và nhân thêm hệ số 1,1. Trường hợp thửa đất có một mặt giáp với đường và một mặt tiếp giáp với biển (hoặc giáp sông có chiều rộng trên 100m) thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ thì áp dụng giá đất ở của đường (hẻm) tiếp giáp và nhân với hệ số 1,1.
2. Đối với những thửa đất tiếp giáp một mặt đường (vị trí 1) và một mặt hẻm (hoặc vị trí 2, 3, 4, 5) thì áp dụng giá đất ở vị trí 1 và nhân thêm hệ số 1,05
3. Đối với những thửa đất nằm trong hẻm thông ra hai hay nhiều đường chính thì áp dụng giá đất hẻm của đường cho kết quả tính giá cao nhất. Hoặc tại một vị trí đất nhưng có nhiều cách xác định mức giá khác nhau thì áp dụng cách tính cho mức giá cao nhất (trừ các tuyến đường đã xác định cụ thể giá đất theo vị trí và đất ven trục giao thông chính)
4. Đối với những thửa đất mặt tiền đường có một phần diện tích đất nằm khuất sau thửa đất mặt tiền của chủ sử dụng đất khác thì phần diện tích đất bị che khuất được tính bằng 0,7 mức giá đất mặt tiền cùng thửa đất đó (chỉ áp dụng với phần diện tích đất bị che khuất bởi mặt tiền, có chiều rộng bị che khuất từ 2m trở lên).
- Ghi chú:
d: Chiều rộng của phần đất bị che khuất phải từ 2m trở lên
a1: Phần diện tích đất không bị che khuất được tính theo giá mặt tiền
a2: Phần diện tích đất bị che khuất bởi phần đất mặt tiền của chủ khác được tính bằng 0,7 giá mặt tiền.
5. Đối với những thửa đất độc lập ở phía sau nhà mặt tiền phía trước:
- Có lối đi riêng rộng từ 2m trở lên tính như quy định tại khoản 4 Điều này.
- Có lối đi riêng rộng dưới 2m thì phần diện tích che khuất bởi phần đất mặt tiền của chủ khác được tính bằng giá đất vị trí 3.
6. Đối với các thửa đất giáp mặt tiền đường (đô thị hoặc nông thôn) nhưng không thể đi trực tiếp ra đường chính do một số vật cản như đường gom (có địa hình thấp hơn so với đường chính) hoặc mương nước rộng trên 1m hoặc đường ray xe lửa không có rào chắn hành lang đường, thì giá đất được tính bằng 90% giá đất tại vị trí 1 của trục đường đó.
7. Những thửa đất tiếp giáp với mặt tiền đường nhưng có địa hình thấp hơn mặt đường từ 0,5m đến dưới 1m được tính hệ số 0,9; từ 1m trở lên tính hệ số 0,85 giá đất ở quy định trong bảng giá đất cùng vị trí.
8. Đối với các trường hợp đặc biệt chưa có quy định trong bảng giá đất của tỉnh và không thể áp dụng theo các trường hợp tương đương đã được quy định tại bảng giá đất của tỉnh thì UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Chương IV
GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 8. Giá đất nông nghiệp:
1. Bảng giá các loại đất nông nghiệp:
Đơn vị tính: đồng/m2
LOẠI ĐẤT
XÃ ĐỒNG BẰNG
XÃ MIỀN NÚI
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 1
Vị trí 2
Đất trồng cây hàng năm
20.000
15.000
12.000
8.000
Đất trồng cây lâu năm
20.000
15.000
12.000
8.000
Đất nuôi trồng thủy sản
14.000
10.000
6.000
4.000
Đất rừng sản xuất
6.500
4.500
2.000
1.200
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
5.200
3.600
1.600
960
Đất làm muối
13.000
10.000
2. Một số khu vực có vị trí đặc biệt, giá đất nông nghiệp áp dụng theo bảng giá tại Khoản 1 Điều này và nhân thêm các hệ số điều chỉnh sau:
a) Giá đất được quy định bằng 2 lần giá đất trồng cây lâu năm của vị trí 1 cùng vùng đối với đất nông nghiệp nằm trong địa giới hành chính phường của thành phố Nha Trang.
b) Giá đất được quy định bằng 1,7 lần giá đất trồng cây lâu năm của vị trí 1 cùng vùng đối với đất nông nghiệp nằm trong địa giới hành chính các phường của thành phố Cam Ranh, phường Ninh Hiệp (thị xã Ninh Hòa); thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh), thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) (trừ đất nuôi trồng thủy sản VT2 và đất rừng sản xuất VT2);
c) Giá đất được quy định bằng 1,6 lần giá đất trồng cây lâu năm của vị trí 1 cùng vùng đối với đất nông nghiệp nằm trong địa giới hành chính các thị trấn còn lại của tỉnh (trừ đất nuôi trồng thủy sản VT2 và đất rừng sản xuất VT2);
d) Giá đất được quy định bằng 1,5 lần giá đất trồng cây lâu năm của vị trí 1 cùng vùng đối với: đất nông nghiệp nằm trong phạm vi khu dân cư nông thôn; đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở; đất nuôi trồng thủy sản vị trí 2 của các khu vực đô thị tại điểm b và c Khoản 2 Điều này (trừ đất rừng sản xuất VT2);
đ) Giá đất được quy định bằng 1,2 lần giá đất trồng cây lâu năm của vị trí 1 cùng vùng đối với đất rừng sản xuất vị trí 2 trong địa giới hành chính các đô thị (trừ các phường thuộc thành phố Nha Trang) và trong khu dân cư nông thôn;
e) Giá đất được quy định bằng 1,3 lần giá đất tại khoản 1 Điều này đối với các khu vực sau: đất nông nghiệp các xã thuộc thành phố Nha Trang; đất nông nghiệp vị trí 1 có một mặt tiếp giáp tuyến giao thông chính là Quốc Lộ, Tỉnh lộ, đường liên huyện (thành phố, thị xã); đất nông nghiệp tại các xã được công nhận đô thị loại V như xã Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh), xã Ninh Sim (thị xã Ninh Hòa), xã Suối Tân (huyện Cam Lâm), xã Suối Hiệp (huyện Diên Khánh)
g) Đối với đất rừng các loại trong khu vực khu Du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh: giá đất được quy định bằng 1,5 lần giá đất tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp cùng một vị trí đất nông nghiệp, nhưng được điều chỉnh bởi các hệ số quy định tại khoản này, thì áp dụng theo hệ số điều chỉnh cao nhất.
3. Trường hợp tổ chức kinh tế được cấp có thẩm quyền cho thuê đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng để tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch thì UBND tỉnh sẽ quyết định mức giá đất cụ thể tùy theo điều kiện thực tế.
Điều 9. Giá đất phi nông nghiệp:
1. Giá đất ở:
a) Bảng giá đất ở tại nông thôn: gồm có:
a1) Giá đất ở tại các xã thuộc thành phố Nha Trang
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Loại 1
1.000.000
500.000
250.000
Loại 2
600.000
300.000
200.000
Loại 3
300.000
200.000
150.000
a2) Giá đất ở tại nông thôn ven trục giao thông chính
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Xã đồng bằng
Xã miền núi
Loại 1
1.600.000
800.000
Loại 2
800.000
400.000
Loại 3
400.000
200.000
a3) Giá đất ở tại các xã (trừ các xã thuộc thành phố Nha Trang và khu vực đất ven trục giao thông chính)
Đơn vị tính: đồng/m2
Vị trí
Xã đồng bằng
Xã miền núi
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 1
Khu vực 2
Vị trí 1
150.000
110.000
45.000
35.000
Vị trí 2
110.000
80.000
35.000
30.000
Vị trí 3
80.000
60.000
30.000
25.000
a4) Giá đất ở tại các khu quy hoạch dân cư, khu quy hoạch đô thị mới tại các xã đồng bằng được quy định cho hai khu vực như sau:
- Khu vực xã của thành phố Nha Trang:
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Loại 1
4.000.000
2.400.000
2.000.000
Loại 2
2.500.000
1.500.000
1.250.000
Loại 3
1.500.000
900.000
750.000
Loại 4
1.000.000
840.000
700.000
- Khu vực xã của các địa bàn còn lại:
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Loại 1
1.000.000
600.000
500.000
Loại 2
625.000
375.000
312.000
Loại 3
375.000
225.000
188.000
Loại 4
250.000
210.000
175.000
b) Giá đất ở tại đô thị: gồm có
b1) Giá đất ở tại các phường thuộc thành phố Cam Ranh
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Vị trí 5
Loại 1
3.000.000
1.800.000
1.300.000
700.000
450.000
Loại 2
1.800.000
1.200.000
800.000
450.000
350.000
Loại 3
1.000.000
700.000
450.000
350.000
300.000
Loại 4
700.000
450.000
350.000
300.000
250.000
Loại 5
450.000
350.000
300.000
250.000
230.000
b2) Giá đất ở tại các phường thuộc thị xã Ninh Hòa
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Vị trí 5
Loại 1
3.000.000
1.560.000
1.300.000
600.000
300.000
Loại 2
1.800.000
960.000
800.000
400.000
200.000
Loại 3
1.000.000
600.000
500.000
250.000
180.000
Loại 4
600.000
420.000
350.000
200.000
150.000
Loại 5
400.000
240.000
200.000
150.000
120.000
b3) Giá đất ở tại thị trấn Diên Khánh huyện Diên Khánh
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Vị trí 5
Loại 1
2.600.000
1.640.000
1.000.000
600.000
300.000
Loại 2
1.700.000
1.020.000
850.000
425.000
250.000
Loại 3
1.000.000
660.000
550.000
270.000
180.000
Loại 4
600.000
480.000
400.000
200.000
150.000
Loại 5
400.000
288.000
240.000
160.000
120.000
b4) Giá đất ở tại thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Vị trí 5
Loại 1
2.400.000
1.200.000
1.000.000
450.000
280.000
Loại 2
1.500.000
780.000
650.000
300.000
180.000
Loại 3
850.000
516.000
430.000
200.000
150.000
Loại 4
500.000
288.000
240.000
160.000
140.000
Loại 5
300.000
220.000
160.000
140.000
130.000
b5) Giá đất ở tại thị trấn Cam Đức huyện Cam Lâm
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Vị trí 5
Loại 1
1.700.000
950.000
750.000
500.000
300.000
Loại 2
1.100.000
700.000
500.000
300.000
250.000
Loại 3
600.000
420.000
280.000
230.000
200.000
Loại 4
400.000
280.000
200.000
170.000
140.000
Loại 5
250.000
180.000
150.000
130.000
100.000
b6) Giá đất ở tại thị trấn Tô Hạp huyện Khánh Sơn
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Loại 1
330.000
198.000
120.000
Loại 2
220.000
132.000
78.000
Loại 3
132.000
78.000
60.000
b7) Giá đất ở tại thị trấn Khánh Vĩnh, huyện Khánh Vĩnh
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Loại 1
600.000
300.000
150.000
Loại 2
480.000
240.000
120.000
Loại 3
240.000
120.000
85.000
b8) Giá đất ở tại các phường thành phố Nha Trang
Đơn vị tính: đồng/m2
Loại đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
Vị trí 5
Loại 1
18.000.000
9.600.000
8.000.000
4.000.000
1.800.000
Loại 2
12.500.000
6.720.000
5.600.000
3.000.000
1.400.000
Loại 3
8.700.000
4.800.000
4.000.000
2.000.000
1.000.000
Loại 4
6.000.000
3.600.000
3.000.000
1.500.000
800.000
Loại 5
4.000.000
2.400.000
2.000.000
1.000.000
700.000
Loại 6
2.500.000
1.500.000
1.250.000
700.000
600.000
Loại 7
1.500.000
900.000
750.000
600.000
550.000
Loại 8
1.000.000
840.000
700.000
550.000
500.000
Đảo
270.000
Giá đất ở tại các đảo thuộc thành phố Nha Trang, áp dụng thống nhất một mức giá cho toàn bộ diện tích đất trên đảo.
2. Giá đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ
a) Giá đất thương mại dịch vụ và giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại dịch vụ được quy định bằng 30% giá đất ở cùng vị trí nhưng không được dưới khung giá tối thiểu quy định tại điểm c Khoản này (trừ giá đất quy định tại điểm b Khoản này và giá đất tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm)
b) Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Đơn vị tính: đồng/m2
STT
Địa bàn
Giá đất
1
Khu công nghiệp vừa và nhỏ Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang
444.753
2
Cụm khu công nghiệp vừa và nhỏ Diên Phú, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh
246.032
3
Khu công nghiệp Suối Dầu, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm
213.234
c) Bảng giá tối thiểu của đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ
Đơn vị tính: đồng/m2
STT
Địa bàn
Phân loại
Giá đất TMDV
Giá đất SXKD
1
Các phường thuộc Thành phố Nha Trang (trừ các đảo)
Đô thị loại I
320.000
240.000
2
Các phường thuộc Thành phố Cam Ranh (trừ các đảo)
Đô thị loại III
144.000
108.000
3
Phường Ninh Hiệp (Thị xã Ninh Hòa), Thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh); Thị trấn Diên Khánh (Huyện Diên Khánh)
Đô thị loại IV
80.000
60.000
4
Thị trấn các huyện: Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; Các phường còn lại của TX Ninh Hòa
Đô thị loại V
40.000
30.000
5
Các xã đồng bằng còn lại (trừ thôn miền núi)
Xã đồng bằng
32.000
24.000
6
Các xã miền núi, thôn miền núi của các xã đồng bằng
Xã miền núi
20.000
15.000
d) Giá đất trong khu kinh tế Vân Phong: áp dụng theo bảng giá đất của thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.
Điều 10. Giá đất đối với các loại đất mà Chính phủ không quy định khung giá:
1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ) áp dụng bằng giá đất ở tại khu vực lân cận đã quy định tại các Phụ lục kèm theo Quy định này.
2. Đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác áp dụng bằng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại khu vực lân cận đã quy định tại các Phụ lục kèm theo Quy định này.
3. Đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì áp dụng bằng giá đất nuôi trồng thủy sản cùng vị trí tại Điều 8 Quy định này; nếu sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản thì tính bằng mức giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại khu vực lân cận quy định tại các Phụ lục kèm theo Quy định này.
4. Đối với đất khai thác khoáng sản: Áp dụng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại vị trí thấp nhất trong cùng vùng (trong cùng địa bàn xã, phường).
5. Đối với các loại đất nông nghiệp khác áp dụng bằng giá các loại đất nông nghiệp tại khu vực lân cận đã quy định tại bảng giá đất nông nghiệp của Quy định này.
6. Đối với đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản thuộc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở thì áp dụng bằng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại dịch vụ tại vùng lân cận đã quy định tại các Phụ lục kèm theo Quy định này.
7. Đối với đất nghĩa trang (nghĩa địa) theo hiện trạng phù hợp với quy hoạch tại các địa phương, giá đất được quy định như sau:
Trường hợp đất nghĩa trang (nghĩa địa) có vị trí ngoài khu dân cư: Tính theo giá đất nông nghiệp liền kề (nếu có nhiều loại đất nông nghiệp liền kề với giá đất khác nhau thì tính theo trung bình cộng của các mức giá đất nông nghiệp liền kề).
Trường hợp đất nghĩa trang (nghĩa địa) nằm xen kẽ trong khu dân cư: Tính theo giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ thấp nhất của khu dân cư đó nhưng không thấp hơn giá đất nông nghiệp trong khu dân cư.
8. Đối với các loại đất khác chưa được quy định tại bản Quy định này, tùy theo điều kiện cụ thể, UBND tỉnh sẽ căn cứ vào giá của các loại đất vùng lân cận đã quy định tại các Phụ lục kèm theo Quy định này để quy định cho phù hợp.
Điều 11. Giá đất tính tiền sử dụng đất đối với các hợp đồng xây dựng - chuyển giao (gọi tắt là BT) của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh được xác định như sau:
1. Giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với các dự án hoàn vốn (dự án khác) được xác định tại thời điểm đàm phán ký kết hợp đồng BT và được ổn định trong thời gian thực hiện hợp đồng BT.
2. Trường hợp nhà đầu tư triển khai thi công dự án BT chậm so với thời gian đã quy định trong hợp đồng BT mà do lỗi nhà đầu tư thì giá đất đối với dự án hoàn vốn được xác định lại tại thời điểm hoàn thành dự án BT thực tế.
Điều 12. Bảng giá đất phi nông nghiệp cụ thể đối với các huyện, thị xã, thành phố.
Mỗi địa bàn cấp huyện giá đất phi nông nghiệp được quy định cụ thể cho từng vị trí theo các khu vực: Đô thị, nông thôn (ven trục giao thông chính và các xã). Các phụ lục kèm theo Quy định này gồm:
1. Phụ lục giá đất thành phố Nha Trang:
- Phụ lục 2.1: Bảng giá đất các phường thuộc thành phố Nha Trang
- Phụ lục 2.2: Bảng giá đất tại nông thôn ven trục giao thông chính
- Phụ lục 2.3a: Bảng giá đất phi nông nghiệp các xã thuộc thành phố Nha Trang
- Phụ lục 2.3b: Bảng giá đất phi nông nghiệp tại các khu quy hoạch dân cư, khu đô thị tại các xã thuộc thành phố Nha Trang
2. Phụ lục giá đất thành phố Cam Ranh:
- Phụ lục 3.1: Bảng giá đất các phường thuộc thành phố Cam Ranh.
- Phụ lục 3.2: Bảng giá đất tại nông thôn ven trục giao thông chính thành phố Cam Ranh.
- Phụ lục 3.3: Bảng giá đất phi nông nghiệp các xã thuộc thành phố Cam Ranh
3. Phụ lục giá đất huyện Cam Lâm:
- Phụ lục 4.1: Bảng giá đất thị trấn Cam Đức
- Phụ lục 4.2: Bảng giá đất tại nông thôn ven trục giao thông chính huyện Cam Lâm.
- Phụ lục 4.3: Bảng giá đất phi nông nghiệp các xã thuộc huyện Cam Lâm
4. Phụ lục giá đất huyện Diên Khánh:
- Phụ lục 5.1: Bảng giá đất thị trấn Diên Khánh
- Phụ lục 5.2: Bảng giá đất tại nông thôn ven trục giao thông chính huyện Diên Khánh.
- Phụ lục 5.3: Bảng giá đất phi nông nghiệp các xã thuộc huyện Diên Khánh
5. Phụ lục giá đất thị xã Ninh Hòa:
- Phụ lục 6.1: Bảng giá đất các phường thuộc thị xã Ninh Hòa
- Phụ lục 6.2: Bảng giá đất tại nông thôn ven trục giao thông chính thị xã Ninh Hòa
- Phụ lục 6.3: Bảng giá đất phi nông nghiệp các xã thuộc thị xã Ninh Hòa
6. Phụ lục giá đất huyện Vạn Ninh:
- Phụ lục 7.1: Bảng giá đất thị trấn Vạn Giã
- Phụ lục 7.2: Bảng giá đất tại nông thôn ven trục giao thông chính huyện Vạn Ninh.
- Phụ lục 7.3: Bảng giá đất phi nông nghiệp các xã thuộc huyện Vạn Ninh
7. Phụ lục giá đất huyện Khánh Sơn:
- Phụ lục 8.1: Bảng giá đất thị trấn Tô Hạp
- Phụ lục 8.2: Bảng giá đất tại nông thôn ven trục giao thông chính huyện Khánh Sơn.
- Phụ lục 8.3: Bảng giá đất phi nông nghiệp các xã thuộc huyện Khánh Sơn.
8. Phụ lục giá đất huyện Khánh Vĩnh:
- Phụ lục 9.1: Bảng giá đất thị trấn Khánh Vĩnh
- Phụ lục 9.2: Bảng giá đất tại nông thôn ven trục giao thông chính huyện Khánh Vĩnh.
- Phụ lục 9.3: Bảng giá đất phi nông nghiệp các xã thuộc huyện Khánh Vĩnh.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 14. Giá đất ở theo quy định này áp dụng cho các vị trí đất ở tại khu dân cư hiện hành hoặc các khu dân cư quy hoạch với chế độ sử dụng đất đã được quy định và hạn mức giao đất ở tại địa phương. Đối với các trường hợp có điều kiện sử dụng đất khác biệt (bị hạn chế, khó khăn hoặc thuận lợi hơn) sẽ áp dụng thêm các hệ số điều chỉnh (giảm hoặc tăng) khi xác định giá. Giao Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về các trường hợp áp dụng thêm các hệ số điều chỉnh đối với các trường hợp khác biệt và ban hành cùng hệ số K điều chỉnh để áp dụng.
Điều 15. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn thực hiện hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.


Ga Hà Nội và khu vực lân cận được đề xuất quy hoạch thế nào?

Về quy hoạch khu vực ga Hà Nội, nhà ga Hà Nội được đề xuất giữ nguyên trạng, xung quanh ga xây dựng nhiều cao ốc với quy mô dân số khoảng 44.000 người.
Khu vực ga Hà Nội và phụ cận đang được Hà Nội lập quy hoạch với mục tiêu trở thành cửa ngõ mới của Thủ đô. Khu vực này được quy hoạch với 3 chức năng là "trung tâm thương mại - văn phòng", "đầu mối giao thông" và "đầu mối giao lưu cấp vùng".

Trong 98ha đất quy hoạch, sẽ có 30ha thương mại; 27ha làm nhà ở, văn phòng; 21ha dành cho giao thông; 3,6ha công viên...

Bảo tồn nguyên trạng ga Hà Nội

Trong quy hoạch được lập bởi công ty đến từ Nhật Bản Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd, quảng trường trước ga là nơi hội tụ các hoạt động của người dân, đầu mối giao thông khớp nối nhiều phương tiện. Ga Hà Nội được đề xuất trở thành điểm trung chuyển đa phương thức.

Vì ga Hà Nội là công trình lịch sử quan trọng nên nhà ga hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền trên đường Trần Hưng Đạo. Thậm chí, đơn vị tư vấn đề nghị khôi phục bề ngoài nhà ga theo nguyên mẫu kiến trúc thời Pháp.


Phối cảnh ga Hà Nội và vùng phụ cận

Khu vực ga sẽ có mạng lưới đỗ xe ngầm, cầu đi bộ trên cao để kết nối với tàu điện ngầm và đảm bảo an toàn cho người đi bộ.

Ba phương án quy hoạch ga Hà Nội và đường Trần Hưng Đạo đã được tư vấn đưa ra. Trong 3 phương án có 2 phương án đề xuất không kéo dài đường Trần Hưng Đạo về phía Tây, đồng thời giữ nguyên nhà ga ở vị trí hiện tại. Tuy nhiên, để liên kết với đường Lý Thường Kiệt, cần kéo dài đường Quốc Tử Giám về phía Đông hoặc xây đường trục Đông Tây ở phía bắc nhà ga.

Phương án khác là kéo dài đường Trần Hưng Đạo về phía Tây để nối với đường Quốc tử Giám; nhà ga di chuyển về phía nam và bảo tồn.


Quy hoạch tầng ngầm ga Hà Nội

Đề xuất chiều cao công trình khu vực lân cận ga Hà Nội là 70 tầng

Theo quy hoạch chung Hà Nội đã được duyệt, khu vực phía tây ga Hà Nội được định hướng cải tạo hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Cùng với đó, bảo tồn khu vực phố cũ gần ga Hà Nội, Văn Miếu, đồng thời giới hạn các tòa nhà cao tầng. Vì vậy, đơn vị tư vấn đề nghị bảo tồn, phát huy yếu tố lịch sử, văn hóa tại phần thấp tầng. Cùng với đó sử dụng đất với mật độ cao ở khu vực xung quanh ga, phát triển phức hợp công trình giao thông với công trình kiến trúc cao tầng.

Lấy ví dụ về trung tâm đô thị của New York, Bangkok, Osaka, đơn vị tư vấn cho hay, tại đây, xung quanh ga trung tâm hình thành nhiều khối nhà cao tầng thương mại, dịch vụ, bố trí đường giao thông theo kiểu lưới ô vuông.


Theo quy hoạch của đơn vị tư vấn Nhật Bản, ga Hà Nội và vùng phụ cận được chia thành 9 phân khu chức năng, chiều cao của tòa nhà cao nhất là 150m (tương đương 40 tầng). Trong đó, trung tâm quy hoạch là khu ga đường sắt; khu văn hóa bao gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh sẽ được bảo tồn, hạn chế chiều cao kiến trúc công trình xây mới...

Khu lối sống mới là khu nhà ở dành cho những người trẻ tuổi; Khu nghỉ dưỡng đô thị có trung tâm là hồ Linh Quang, biến hồ thành không gian mở mới của đô thị. Khu tài chính được xây hiện đại, cao tầng, trực tiếp liên kết với ga tàu điện ngầm bằng tuyến đường ngầm cho người đi bộ. Khu thương mại quốc tế tập trung nhiều doanh nghiệp đa dạng về quy mô.


9 phân khu chức năng trong quy hoạch

Theo tờ trình của Hà Nội đang lấy ý kiến của các bộ ngành, chiều cao tối đa của khu nghỉ dưỡng, lối sống mới là 60 tầng; các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại là 200m (70 tầng); khu văn hóa thấp tầng.

Với các công trình điểm nhấn, UBND TP. Hà Nội đưa ra 3 phương án thiết kế chiều cao là từ 100-200m quanh khu vực hồ Linh Quang, trong đó có phương án xây công trình với chiều cao 70 tầng tại phía tây bắc hồ.

Tờ trình này cũng cho thấy, khu vực quy hoạch có dân số 34.000 người, dự báo sẽ tăng thêm 10% nâng tổng dân số của đồ án lên 44.000 người. Từ đó, dân số nội đô Hà Nội (4 quận nội thành cũ) sẽ tăng từ 800.000 người lên 824.000 người.


Khu vực hồ Linh Quang và ga Hà Nội

Cần 23.800 tỷ xây dựng theo quy hoạch

Theo đề xuất của UBND Hà Nội, giai đoạn 1 của dự án đến năm 2020 sẽ thực hiện tái thiết ga Hà Nội và khu vực hồ Linh Quang, xây các công trình tái định cư khu vực khu tập thể Văn Chương và nhà máy nước Ngô Sỹ Liên, xây mạng lưới đỗ xe ngầm, hạ tầng kỹ thuật cơ bản.

Giai đoạn 2 đến năm 2030 sẽ xây các khu lối sống mới, khu truyền thông, khu ga đường sắt, khu thương mại quốc tế; đường giao thông, đường ngầm cho người đi bộ, đến năm 2035 sẽ xây các trung tâm tài chính và nhà ở để đảm bảo tái định cư.

Số vốn để xây các công trình theo quy hoạch dự kiến khoảng 23.800 tỷ đồng, theo đề xuất của UBND thành phố. Trong đó, chủ thể xây tuyến đường sắt đô thị số 1 đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng; vốn cho công trình ngầm, hạ tầng kỹ thuật khoảng 700 tỷ đồng do nhà nước đầu tư; các dự án phát triển đô thị đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng; chủ thể xây tuyến đường sắt đô thị số 3 đầu tư 100 tỷ đồng.

Còn theo đơn vị tư vấn Nhật Bản, 13.500 tỷ đồng là số vốn cần để xây dựng các công trình theo quy hoạch. Trong đó, các chủ đầu tư bỏ ra là 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư các công trình kiến trúc.
(Theo Vnexpress)

Bí quyết bán nhà nhanh và được giá của cặp vợ chồng ở Tp.HCM


Thuê người môi giới bán hộ, sửa sang nhà trước khi bán, ghi rõ những món đồ gì có thể để lại, những món gì mang theo, không kỳ kèo tiền nong... là bí quyết giúp vợ chồng chị Ngọc (Tp.HCM) 6 lần bán nhà nhanh và được giá.
Từ khi lập gia đình vào năm 2006 đến nay, vợ chồng chị Ngọc đã mua đi bán lại 6 căn nhà tại Tp.HCM, mục đích chủ yếu là nâng cấp chỗ ở chứ không phải kinh doanh bất động sản. May mắn là dù có lúc cần tiền gấp nhưng vợ chồng chị chưa bao giờ bị lỗ khi bán nhà mà đều lãi chút đỉnh.


Bí quyết bán nhà nhanh và được giá của cặp vợ chồng ở Tp.HCM

Dưới đây là vài kinh nghiệm của chị Ngọc để bán nhà nhanh và được giá:

Thuê môi giới bán hộ

Nếu bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản thì sẽ không dễ để tìm được người mua nhà. Lần đầu tiên bán căn nhà 40m2 ở Gò Vấp, chị Ngọc đăng báo giấy và báo mạng. Sau nửa tháng, chỉ có vài người hỏi đến nhưng không giao dịch được. Sau đó, chị nhờ mấy người hàng xóm dẫn khách tới nhưng do họ không có kinh nghiệm nên các cuộc thỏa thuận đều bất thành. Chỉ khi nhờ đến một người môi giới bất động sản có kinh nghiệm và bằng cấp, vợ chồng chị Ngọc mới bán được nhà.

Từ đó, sau này mỗi lần bán nhà, chị Ngọc đều nhờ môi giới ngay từ đầu, họ cũng giúp một số thủ tục giấy tờ nên chị khá nhàn. Giá bán nhà sẽ cộng thêm cả phần phí phải trả cho môi giới, nên về cơ bản chủ nhà không bị thiệt.

Lần gần đây, chị bán ngôi nhà giá 5 tỷ vào lúc thị trường đang "đóng băng". Một khách đã hẹn đặt cọc nhưng sau đó có vẻ ngãng ra. Người môi giới ngay lập tức nhờ một người bạn đóng vai khách mua nhà khiến người khách kia sốt sắng, cuối cùng vụ mua bán đó đã rất thành công.

Ghi rõ những món đồ gì có thể để lại, những món gì mang theo


Để không gây nhầm lẫn cho khách, khi cần bán nhà, chị Ngọc thường ghi rõ những gì sẽ để lại và những gì sẽ mang theo ra một tờ giấy. Mỗi khi có khách đến xem nhà, chị sẽ đưa tờ giấy đó để khách đọc và nắm rõ thông tin.

Không nên quá kỳ kèo chuyện tiền nong hay đồ đạc

Theo chị Ngọc, lần bán căn hộ chung cư ở Q.4, chị muốn bán 3,5 tỷ, nhưng khách đòi bớt 30 triệu. Do tiếc tiền đầu tư sang sửa nội thất nên chị không muốn bớt và cố giữ giá. Không ngờ khách ngay lập tức quay lại đặt cọc căn hộ trước đó họ định mua vì đã quá mệt sau hai tháng lùng mua nhà.

Một tháng sau, chị mới bán được căn hộ này. Chờ thêm 1 tháng, chị không bị mất 30 triệu, nhưng thực ra lại bị mất nhiều hơn. Bởi số tiền lãi ngân hàng trong một tháng vay mượn đã hơn 30 triệu (để trả tiền mua ngôi nhà khác mà vợ chồng chị đã trót đặt mua). Đấy là còn chưa kể phải tìm và tiếp khách mua nhà mới, vừa mất thời gian, lại mất công việc và khá đau đầu.

Sửa sơ nhà trước khi bán

Bạn nên sửa sơ lại nhà, chẳng hạn như quét sơn lại, sửa chữa những chỗ hỏng hóc... trước khi bán. Làm như vậy, chắc chắn bạn sẽ bán được nhanh hơn và được giá hơn.

Vợ chồng chị Ngọc trước khi định bán nhà luôn chú ý việc sửa sang lại, vì thế khách vào xem nhà thường tỏ ra rất ưng ý.

Chị Ngọc dẫn chứng thêm, một người bạn của chị có căn nhà ở Q.7, rao bán nửa năm không ai mua. Sau đó, người này quyết định sửa sang lại để ở, chi !phí sửa chữa hết khoảng 40 triệu đồng. Không ngờ chỉ nửa tháng sau khi sửa lại, ngôi nhà đã được hỏi mua với giá cao hơn lúc chưa sửa là 100 triệu đồng.

(Theo VnExpress)

Chủ nhà thấy thợ xây lót bóng nhựa khi làm sàn, tưởng họ ăn gian xi măng, nào ngờ…

Chủ nhà cuối cùng cũng vỡ lẽ ra và phải thốt lên ngạc nhiên về “bí mật” không ngờ đằng sau việc lót bóng nhựa khi làm sàn nhà của đội thợ xây.

Một người chủ nhà đã quyết định thuê một đội thợ xây, kĩ sư uy tín nhất về để làm sàn nhà cho căn hộ mới. Tuy nhiên trong quá trình nhóm thợ này thi công, chủ nhà để ý thấy họ đã dùng rất nhiều quả bóng nhựa rỗng để lót vào sàn nhà khi xây. Tưởng những người này ăn gian, rút ruột công trình, chủ nhà đã lên tiếng trách móc, nhưng cuối cùng khi nghe những người này giải thích, người chủ này mới “vỡ lẽ” và bất ngờ vô cùng.

Giống như ông chủ nhà trên, có thể nhiều người nghe tới công nghệ dùng bóng nhựa rỗng tái chế để lót giữa sàn nhà sẽ “nghi ngờ” về chất lượng, tính thực tế và độ chắc chắn của nó. Tuy nhiên thực tế, công nghệ này đã được nhiều công trình, thậm chí là nhiều thiết kế nhà ở gia đình áp dụng cách đây vài năm bởi tính tiết kiệm và nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại sàn nhà khác.




BubbleDeck là công nghệ sử dụng những quả bóng bằng nhựa để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng kết cấu.

Những quả bóng rỗng được làm bằng Styrofoam, một loại nhựa mềm dẻo, có khả năng cách nhiệt rất cao.

Ưu điểm của loại công nghệ này là có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, tăng tác dụng chống động đất vượt trội. Điều đặc biệt quan trọng, sử dụng công nghệ BubbleDeck có thể tiết kiệm đến 20% – 25% giá thành xây dựng.


Phạm vi ứng dụng sàn BubbleDeck không giới hạn, từ nhà ở dân dụng, Nhà xưởng công nghiệp, Villa, Khách sạn, Cao ốc, Trường học… cho đến khu bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.

Nếu phân loại dựa trên cách cấu tạo, thi công có thể phân thành các loại sàn sau đây:

Sàn Bubble deck đơn giản, cấu tạo gồm 2 phần chính là hệ lưới thép và những quả bóng rỗng. Bê tông sẽ được đổ trực tiếp ngay tại công trường, trên hệ ván khuôn truyền thống.
Sàn Bubble deck bán lắp ghép, phần dưới của bóng nhựa và lưới thép sẽ được đổ bê tông trước tại xưởng. Khi mang đến công trường, phần đúc sẵn này sẽ là phần có thể thay thế cho ván khuôn.

Cũng có những người trong ngành giải thích rằng “Thông thường rất nhiều căn nhà cao cấp đều áp dụng phương thức xây dựng này, nhưng ngoài phòng bếp và phòng tắm là không thể thi công theo cách này (vì vấn đề sửa chữa đường ống nước trong tương lai nên thường sẽ tránh không thi công ở hai chỗ này), những chỗ khác trong nhà như phòng ăn, phòng ngủ đều thi công được, hiệu quả cách âm cũng rất tốt nữa.”

Sàn Bubble deck được xuất phát từ Đan mạch, do giáo sư Breuning người Đan mạch sáng chế. Công nghệ sau đó phát triển rất nhanh tại Đan mạch và lan tỏa khắp thế giới.

Các công trình nổi tiếng thế giới từng ứng dụng công nghệ này có tòa nhà Le coie (Anh) – Giải thưởng Xây dựng Jersey 2005 (Tiết kiệm được hơn 400.000 bảng Anh khi sử dụng 7800m2 sàn Bubble deck), tòa nhà Millenium Tower (Rotterdam , Hà Lan)…

Công nghệ này được đề cử giải Môi trường Châu Âu cho sự phát triển bền vững, giành giải thưởng sáng tạo Jersey 2005 (sản phẩm mới thiết thực nhất) và rất nhiều giải thưởng vinh danh khác ở Châu Âu.

Tại Việt Nam sàn Bubble deck mới được đưa vào nhưng đã nhanh chóng được ứng dụng và phát triển.

Các công trình ứng dụng công nghệ này có Dự án khu đô thị PG (Hải Phòng), khách sạn 32 Lò Sũ (Hà Nội), biệt thự EcoPark (Hưng Yên), trường Quốc tế Thăng Long (Khu bắc Linh Đàm Hà Nội), Khách sạn Phù Đổng (Thanh Hóa), chung cư + Văn phòng OCEAN VIEW MANOR 24 tầng tại Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu v.v



 
Sàn giao dịch Bất động sản metaLands . Design by Mr Quyen