Cần bán lô đất thổ cư 100% ở xã Vĩnh Ngọc
- diện tích 66m2(ngang 6,86m dài 10m)
- thổ cư: 100%
Tiện ích: gần chợ, gần nhà thờ chợ mới Vĩnh Ngọc DT 66m2; ngang 6,86; dài 10m . Đường rộng 3m. Ai có nhu cầu xin liên
Liên hệ: 01255293979 - gặp Quyền
Cần tiền Bán gấp Nhà chính chủ Xã Diên An- Diên Khánh(265m2)
Labels: Mua bán nhà đất
Cần bán gấp nhà Xã Diên An- Diên Khánh:
- Diện tích nhà và đất: 265m2
-Hướng: Chính Bắc
- Đất sử dụng: 100% thổ cư
- Đường bêtong(Đường Cầu Cháy)
-Tiện ích: Gần trường, chợ và gần đường 23/10, Thoáng mát thích hợp xây biệt thự vườn.
Liên hệ: 01255293979 - Gặp Quyền
- Diện tích nhà và đất: 265m2
-Hướng: Chính Bắc
- Đất sử dụng: 100% thổ cư
- Đường bêtong(Đường Cầu Cháy)
-Tiện ích: Gần trường, chợ và gần đường 23/10, Thoáng mát thích hợp xây biệt thự vườn.
Liên hệ: 01255293979 - Gặp Quyền
Thứ trưởng Quốc phòng: Giá đất Long Thành đã chênh gần 50%
Thông tin trên được Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Quốc phòng đưa ra tại buổi thảo luận của tổ Quốc hội về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tại buổi thảo luận, tướng Lê Chiêm nói: “Dân Tp.HCM đổ xô về Long Thành để mua đất. Cán bộ ký rất nhiều".
Cũng theo thượng tướng, những người dân ở Long Thành "không bao giờ ở được đất này đâu, họ sẽ lên Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk ở và phát triển kinh tế, còn đất này họ bán, cán bộ ta nhận hết rồi”.
Ngoài ra, vị tướng bộ Quốc phòng cũng cho biết, qua bước đầu nghiên cứu các báo cáo liên quan đến dự án sân bay Long Thành, ông nhận thấy các con số “chạy”, “đợt trước con số khác, giờ con số khác”.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Giá từ thời điểm ban đầu và đến bây giờ đã chênh gần 50% rồi. Mà ai chịu cái này? Nhà nước mình chịu chứ ai chịu, rồi nhân dân gánh chứ ai gánh”.
Vị tướng quốc phòng bày tỏ lo ngại, nếu bây giờ không làm chặt chẽ, sau này đến khi Quốc hội biểu quyết về dự án với 99% đại biểu tán thành, Chính phủ làm theo hồ sơ trình ra, khi đó Quốc hội chịu khuyết điểm, thế nhưng “khuyết điểm của Quốc hội thì không có ai bị kỷ luật cả”.
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng phát biểu tại một sự kiện. Ảnh: CTV
Có mặt tại buổi hội thảo, ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang cũng tham gia ý kiến. Ông Vinh phản ánh, thực tế ở địa phương là khi làm dự án, cơ quan chức năng đến từng nơi đo đếm cụ thể mới phát hiện ra hộ trực tiếp sản xuất lại là hộ khác.
Ông Vinh bày tỏ: “Tôi sợ ở Long Thành, cán bộ các cấp mua nhà ở đấy, còn người trực tiếp sản xuất thì không phải là chủ đất”, đồng thời đề nghị, nên làm rõ nội hàm hộ dân trực tiếp sản xuất với chủ đất, như vậy sẽ tránh được những vướng mắc sau này.
“Tiền đền bù không rơi vào hộ trực tiếp sản xuất mà rơi vào hộ có đất”, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang nói.
Theo số liệu báo cáo của Chính phủ, tại Đồng Nai có hơn 4.800 hộ gia đình với trên 15.500 nhân khẩu và 26 tổ chức sử dụng đất bị thu hồi đất và ảnh hưởng để xây sân bay Long Thành. Kết quả khảo sát cho thấy, toàn bộ các hộ dân mong muốn được nhận đất tái định cư sau khi giải tỏa.
Theo quy hoạch, huyện Long Thành sẽ dành 2 khu đất có thể phục vụ nhu cầu tái định cho dự án. Đó là khu đất tại Lộc An, Bình Sơn và Bình Sơn. Hiện tại hai khu đất này là đất vườn cây cao su của Tổng công ty cao su Đồng Nai.
Tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành là hơn 23 nghìn tỷ đồng, nhu cầu vốn từ nay đến 2020 gần 11 nghìn tỷ đồng. Hiện nguồn vốn bố trí từ ngân sách nhà nước là 5 nghìn tỷ đồng, tức còn thiếu gần 6 nghìn tỷ đồng từ nay đến năm 2020.
Theo quyết định được thông qua, Sân bay quốc tế Long Thành sẽ xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thời gian dự kiến khởi công là vào năm 2019. Tổng diện tích triển khai dự án là 5.000ha, khi hoàn thiện sẽ là cảng hàng không quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng bậc nhất quốc gia, trong tương lai sẽ nâng tầm lên khu vực Đông Nam Á. Dự án gồm 3 giai đoạn triển khai với khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn I đến năm 2025 là 5,45 tỷ USD.
(Theo Vnexpress)
Tại buổi thảo luận, tướng Lê Chiêm nói: “Dân Tp.HCM đổ xô về Long Thành để mua đất. Cán bộ ký rất nhiều".
Cũng theo thượng tướng, những người dân ở Long Thành "không bao giờ ở được đất này đâu, họ sẽ lên Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk ở và phát triển kinh tế, còn đất này họ bán, cán bộ ta nhận hết rồi”.
Ngoài ra, vị tướng bộ Quốc phòng cũng cho biết, qua bước đầu nghiên cứu các báo cáo liên quan đến dự án sân bay Long Thành, ông nhận thấy các con số “chạy”, “đợt trước con số khác, giờ con số khác”.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Giá từ thời điểm ban đầu và đến bây giờ đã chênh gần 50% rồi. Mà ai chịu cái này? Nhà nước mình chịu chứ ai chịu, rồi nhân dân gánh chứ ai gánh”.
Vị tướng quốc phòng bày tỏ lo ngại, nếu bây giờ không làm chặt chẽ, sau này đến khi Quốc hội biểu quyết về dự án với 99% đại biểu tán thành, Chính phủ làm theo hồ sơ trình ra, khi đó Quốc hội chịu khuyết điểm, thế nhưng “khuyết điểm của Quốc hội thì không có ai bị kỷ luật cả”.
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng phát biểu tại một sự kiện. Ảnh: CTV
Có mặt tại buổi hội thảo, ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang cũng tham gia ý kiến. Ông Vinh phản ánh, thực tế ở địa phương là khi làm dự án, cơ quan chức năng đến từng nơi đo đếm cụ thể mới phát hiện ra hộ trực tiếp sản xuất lại là hộ khác.
Ông Vinh bày tỏ: “Tôi sợ ở Long Thành, cán bộ các cấp mua nhà ở đấy, còn người trực tiếp sản xuất thì không phải là chủ đất”, đồng thời đề nghị, nên làm rõ nội hàm hộ dân trực tiếp sản xuất với chủ đất, như vậy sẽ tránh được những vướng mắc sau này.
“Tiền đền bù không rơi vào hộ trực tiếp sản xuất mà rơi vào hộ có đất”, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang nói.
Theo số liệu báo cáo của Chính phủ, tại Đồng Nai có hơn 4.800 hộ gia đình với trên 15.500 nhân khẩu và 26 tổ chức sử dụng đất bị thu hồi đất và ảnh hưởng để xây sân bay Long Thành. Kết quả khảo sát cho thấy, toàn bộ các hộ dân mong muốn được nhận đất tái định cư sau khi giải tỏa.
Theo quy hoạch, huyện Long Thành sẽ dành 2 khu đất có thể phục vụ nhu cầu tái định cho dự án. Đó là khu đất tại Lộc An, Bình Sơn và Bình Sơn. Hiện tại hai khu đất này là đất vườn cây cao su của Tổng công ty cao su Đồng Nai.
Tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành là hơn 23 nghìn tỷ đồng, nhu cầu vốn từ nay đến 2020 gần 11 nghìn tỷ đồng. Hiện nguồn vốn bố trí từ ngân sách nhà nước là 5 nghìn tỷ đồng, tức còn thiếu gần 6 nghìn tỷ đồng từ nay đến năm 2020.
Theo quyết định được thông qua, Sân bay quốc tế Long Thành sẽ xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thời gian dự kiến khởi công là vào năm 2019. Tổng diện tích triển khai dự án là 5.000ha, khi hoàn thiện sẽ là cảng hàng không quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng bậc nhất quốc gia, trong tương lai sẽ nâng tầm lên khu vực Đông Nam Á. Dự án gồm 3 giai đoạn triển khai với khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn I đến năm 2025 là 5,45 tỷ USD.
(Theo Vnexpress)
Tp.HCM: Biến siêu dự án nhà tái định cư thành nhà ở thương mại?
Thị trường bất động sản Tp.HCM gần đây xôn xao về thông tin một doanh nghiệp có tuổi đời 4 tháng đã mua hơn 3.000 căn hộ tại siêu dự án tái định cư lớn nhất Sài Gòn để bán theo diện căn hộ thương mại.
Siêu dự án tái định cư hoang vắng
Tháng 4/2015, Khu tái định cư Bình Khánh (phường Bình Khánh, quận 2, Tp.HCM) thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, diện tích 38,4 ha được hoàn thiện và đưa người dân vào ở.
Dự án bao gồm 3 khu: Khu 30,2 ha Bình Khánh với 4.216 căn hộ; khu 38,4 ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ; khu 17,3 ha An Phú - Bình Khánh có 1.844 căn, được đầu tư để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của khu đô thị này.
Ưu điểm nổi trội của dự án này là sở hữu vị trí “đất vàng” của quận 2 khi mặt tiền chính nằm ở đường Mai Chí Thọ nối vào hầm Thủ Thiêm đi quận 1 và đường nối vào cao tốc Tp.HCM - Long Thành, mặt sau của dự án nối vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo đại diện Sở Xây dựng Tp.HCM, đây là khu tái định cư lớn nhất của Tp.HCM, được xây dựng từ những năm 2011 để đưa dân giải tỏa từ khu Thủ Thiêm vào ở.
Đại dự án xây dựng khu tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được đầu tư theo phương thức Nhà nước huy động vốn của doanh nghiệp thực hiện, sau đó sẽ thanh toán bằng quỹ đất ở khu vực khác cho chủ đầu tư. Được biết, đây cũng là dự án tái định cư đầu tiên có sự hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tp.HCM.
Để xây dựng khu đô thị này theo quy hoạch, phải di dời hơn 10.000 hộ dân (tương đương 50.000 người) thuộc 5 phường của quận 2: Bình Khánh, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình An và An Lợi Đông. Trong đó, phường Thủ Thiêm và An Khánh bị giải tỏa trắng.
Tuy nhiên theo khảo sát thực tế, dù hạ tầng nội khu, các block nhà đã hoàn thiện xong nhưng dự án vẫn vắng bóng người ở. Đặc biệt, tại những khu vực đường số 4 - BK, số 8 - BK, số 11 - BK… giữa khu dự án Vietracimex vắng bóng người, nhiều hạng mục đã bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng.
Cảnh hoang tàn và xuống cấp nghiêm trọng của những tòa nhà tái định cư
tại quận 2 do không có người ở.
Theo tìm hiểu, chủ đầu tư Đức Khải là đơn vị có nhiều căn hộ nhất tại khu tái định cư này, với dự án đã hoàn thành gần 80% tiến độ, có sức chứa hơn 1.000 dân, tiện ích nội khu đang được đầu tư bài bản. Đứng thứ hai là Công ty Thuận Việt có dự án hơn 1.200 căn hộ cao 28 tầng ngay mặt tiền Mai Chí Thọ. Hiện chủ đầu tư dự án này đang sơn sửa lại sau thời gian dài xuống cấp vì không có người ở và đã đổi tên thành New City để chuẩn bị chào bán.
Bà Nguyễn Thị Hường, một người dân về sống tại khu tái định cư khu Đức Khải từ đầu năm 2016 cho biết, hiện ở đây mới chỉ có khoảng 500 căn hộ có người ở, còn những block chung cư của các chủ đầu tư khác thì không có ai. Việc các tiện ích nội khu xuống cấp nghiêm trọng, trong khi những khu vực quanh dự án như mặt tiền đường Mai Chí Thọ, khu Thủ Thiêm,… đang là đại công trường xây dựng khiến tình trạng bụi và ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng lớn tới cư dân.
Bà Hường chia sẻ: “Khi sống khu Thủ Thiêm cũ, chúng tôi mưu sinh bằng việc buôn bán ở chợ An Khánh, còn về đây dù hơn 1 năm, nhưng chúng tôi không biết làm gì để sống. Đặc biệt, chi phí ở chung cư luôn cao hơn dưới nhà phố nên ít người muốn về đây ở. Thậm chí có nhiều hộ được giao nhà tái định cư ở đây, nhưng chào bán để đi nơi khác sống".
Mua nhà tái định cư, bán căn hộ thương mại
Mới đây, thị trường Tp.HCM chào đón thêm một doanh nghiệp bất động sản mang tên Công ty TNHH Đầu tư phát triển bất động sản Nam Việt Homes. Ngay sau khi ra mắt vào tháng 6/2017, doanh nghiệp này đã gây xôn xao thị trường với tin đồn đang thương lượng mua lại hơn 3.000 căn hộ tại khu vực tái định cư quận 2 và sẽ bán theo diện nhà ở thương mại. Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Nam Việt Homes cũng đã xác nhận thông tin này.
Theo thông tin từ Sở Xây dựng Tp.HCM, khu vực này hiện được chuyển thành nhà ở giá rẻ, thay vì nhà ở tái định cư như trước đây. Hiện tại chỉ còn khu vực của Công ty Đức Khải là thuộc diện tái định cư, còn sản phẩm của các chủ đầu tư khác được chuyển đổi sang nhà ở giá rẻ, vì chất lượng công trình trong khu vực này được đánh giá đạt chất lượng nhà ở thương mại.
Song giới chuyên gia BĐS cho rằng, việc chuyển từ nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại sẽ tạo ra một số bất cập cho người dân. Nguyên nhân là chất lượng nhà ở tái định cư luôn thấp, mức đầu tư và ngay cả tiền sử dụng đất cũng được ưu tiên hơn. Nếu như doanh nghiệp mua sỉ và bán lẻ theo dạng nhà ở thương mại, với việc áp giá nhà thương mại quận 2 hiện nay thì chủ đầu tư sẽ lãi lớn, chỉ có khách hàng là chịu thiệt hại nặng.
Theo ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản BV Land, hiện Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 (12.500 căn) và Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh (khoảng 2.000 căn) là 2 khu tái định cư lớn nhất Tp.HCM. Tuy nhiên, cả hai khu này đều vắng bóng người ở. Trong khi hiện có rất nhiều khu vực cần giải tỏa như dự án giải tỏa người dân ở nhà ven kênh tại các quận như quận 8, Bình Thạnh, dự án di dời và sửa chữa chung cư cũ tại Tp.HCM… đang vướng vì thiếu chỗ tái định cư.
Ông Vũ đưa ra vấn đề: “Câu hỏi đặt ra là tại sao không dùng những khu nhà ở này để tái định cư cho dự án Thành phố đang triển khai, đặc biệt là khi quy hoạch nhà ở tái định cư Thành phố đã có hướng nhìn lâu dài. Bây giờ thay đổi như vậy sẽ khiến quy hoạch bị phá vỡ”.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng nhà tái định cư rao bán theo hình thức như nhà ở xã hội hiện nay đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là ở quận 2, bởi vị trí nơi đây được cho là “đất vàng” và chính nhờ những lợi thế này mà thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp tham gia đầu tư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đánh giá: "Nhà ở tái định cư có mục đích là đưa người dân tại các khu giải tỏa về sinh sống, nhưng khi về những khu chung cư cao tầng, người dân không biết làm gì để mưu sinh, trong khi các khoản chi phí tại chung cư rất cao so với thu nhập của người dân sống tại khu tái định cư. Bởi vậy, người dân nhận nhà tái định cư chỉ sinh sống thời gian ngắn rồi rao bán nhà, nếu bán không được cũng bỏ nhà đó mà đi nơi khác sống. Đây là một thực tráng đáng buồn của các khu nhà tái định cư tại Sài Gòn".
(Theo Đầu tư chứng khoán)
Siêu dự án tái định cư hoang vắng
Tháng 4/2015, Khu tái định cư Bình Khánh (phường Bình Khánh, quận 2, Tp.HCM) thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, diện tích 38,4 ha được hoàn thiện và đưa người dân vào ở.
Dự án bao gồm 3 khu: Khu 30,2 ha Bình Khánh với 4.216 căn hộ; khu 38,4 ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ; khu 17,3 ha An Phú - Bình Khánh có 1.844 căn, được đầu tư để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của khu đô thị này.
Ưu điểm nổi trội của dự án này là sở hữu vị trí “đất vàng” của quận 2 khi mặt tiền chính nằm ở đường Mai Chí Thọ nối vào hầm Thủ Thiêm đi quận 1 và đường nối vào cao tốc Tp.HCM - Long Thành, mặt sau của dự án nối vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo đại diện Sở Xây dựng Tp.HCM, đây là khu tái định cư lớn nhất của Tp.HCM, được xây dựng từ những năm 2011 để đưa dân giải tỏa từ khu Thủ Thiêm vào ở.
Đại dự án xây dựng khu tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được đầu tư theo phương thức Nhà nước huy động vốn của doanh nghiệp thực hiện, sau đó sẽ thanh toán bằng quỹ đất ở khu vực khác cho chủ đầu tư. Được biết, đây cũng là dự án tái định cư đầu tiên có sự hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tp.HCM.
Để xây dựng khu đô thị này theo quy hoạch, phải di dời hơn 10.000 hộ dân (tương đương 50.000 người) thuộc 5 phường của quận 2: Bình Khánh, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình An và An Lợi Đông. Trong đó, phường Thủ Thiêm và An Khánh bị giải tỏa trắng.
Tuy nhiên theo khảo sát thực tế, dù hạ tầng nội khu, các block nhà đã hoàn thiện xong nhưng dự án vẫn vắng bóng người ở. Đặc biệt, tại những khu vực đường số 4 - BK, số 8 - BK, số 11 - BK… giữa khu dự án Vietracimex vắng bóng người, nhiều hạng mục đã bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng.
Cảnh hoang tàn và xuống cấp nghiêm trọng của những tòa nhà tái định cư
tại quận 2 do không có người ở.
Theo tìm hiểu, chủ đầu tư Đức Khải là đơn vị có nhiều căn hộ nhất tại khu tái định cư này, với dự án đã hoàn thành gần 80% tiến độ, có sức chứa hơn 1.000 dân, tiện ích nội khu đang được đầu tư bài bản. Đứng thứ hai là Công ty Thuận Việt có dự án hơn 1.200 căn hộ cao 28 tầng ngay mặt tiền Mai Chí Thọ. Hiện chủ đầu tư dự án này đang sơn sửa lại sau thời gian dài xuống cấp vì không có người ở và đã đổi tên thành New City để chuẩn bị chào bán.
Bà Nguyễn Thị Hường, một người dân về sống tại khu tái định cư khu Đức Khải từ đầu năm 2016 cho biết, hiện ở đây mới chỉ có khoảng 500 căn hộ có người ở, còn những block chung cư của các chủ đầu tư khác thì không có ai. Việc các tiện ích nội khu xuống cấp nghiêm trọng, trong khi những khu vực quanh dự án như mặt tiền đường Mai Chí Thọ, khu Thủ Thiêm,… đang là đại công trường xây dựng khiến tình trạng bụi và ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng lớn tới cư dân.
Bà Hường chia sẻ: “Khi sống khu Thủ Thiêm cũ, chúng tôi mưu sinh bằng việc buôn bán ở chợ An Khánh, còn về đây dù hơn 1 năm, nhưng chúng tôi không biết làm gì để sống. Đặc biệt, chi phí ở chung cư luôn cao hơn dưới nhà phố nên ít người muốn về đây ở. Thậm chí có nhiều hộ được giao nhà tái định cư ở đây, nhưng chào bán để đi nơi khác sống".
Mua nhà tái định cư, bán căn hộ thương mại
Mới đây, thị trường Tp.HCM chào đón thêm một doanh nghiệp bất động sản mang tên Công ty TNHH Đầu tư phát triển bất động sản Nam Việt Homes. Ngay sau khi ra mắt vào tháng 6/2017, doanh nghiệp này đã gây xôn xao thị trường với tin đồn đang thương lượng mua lại hơn 3.000 căn hộ tại khu vực tái định cư quận 2 và sẽ bán theo diện nhà ở thương mại. Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Nam Việt Homes cũng đã xác nhận thông tin này.
Theo thông tin từ Sở Xây dựng Tp.HCM, khu vực này hiện được chuyển thành nhà ở giá rẻ, thay vì nhà ở tái định cư như trước đây. Hiện tại chỉ còn khu vực của Công ty Đức Khải là thuộc diện tái định cư, còn sản phẩm của các chủ đầu tư khác được chuyển đổi sang nhà ở giá rẻ, vì chất lượng công trình trong khu vực này được đánh giá đạt chất lượng nhà ở thương mại.
Song giới chuyên gia BĐS cho rằng, việc chuyển từ nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại sẽ tạo ra một số bất cập cho người dân. Nguyên nhân là chất lượng nhà ở tái định cư luôn thấp, mức đầu tư và ngay cả tiền sử dụng đất cũng được ưu tiên hơn. Nếu như doanh nghiệp mua sỉ và bán lẻ theo dạng nhà ở thương mại, với việc áp giá nhà thương mại quận 2 hiện nay thì chủ đầu tư sẽ lãi lớn, chỉ có khách hàng là chịu thiệt hại nặng.
Theo ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản BV Land, hiện Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 (12.500 căn) và Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh (khoảng 2.000 căn) là 2 khu tái định cư lớn nhất Tp.HCM. Tuy nhiên, cả hai khu này đều vắng bóng người ở. Trong khi hiện có rất nhiều khu vực cần giải tỏa như dự án giải tỏa người dân ở nhà ven kênh tại các quận như quận 8, Bình Thạnh, dự án di dời và sửa chữa chung cư cũ tại Tp.HCM… đang vướng vì thiếu chỗ tái định cư.
Ông Vũ đưa ra vấn đề: “Câu hỏi đặt ra là tại sao không dùng những khu nhà ở này để tái định cư cho dự án Thành phố đang triển khai, đặc biệt là khi quy hoạch nhà ở tái định cư Thành phố đã có hướng nhìn lâu dài. Bây giờ thay đổi như vậy sẽ khiến quy hoạch bị phá vỡ”.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng nhà tái định cư rao bán theo hình thức như nhà ở xã hội hiện nay đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là ở quận 2, bởi vị trí nơi đây được cho là “đất vàng” và chính nhờ những lợi thế này mà thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp tham gia đầu tư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đánh giá: "Nhà ở tái định cư có mục đích là đưa người dân tại các khu giải tỏa về sinh sống, nhưng khi về những khu chung cư cao tầng, người dân không biết làm gì để mưu sinh, trong khi các khoản chi phí tại chung cư rất cao so với thu nhập của người dân sống tại khu tái định cư. Bởi vậy, người dân nhận nhà tái định cư chỉ sinh sống thời gian ngắn rồi rao bán nhà, nếu bán không được cũng bỏ nhà đó mà đi nơi khác sống. Đây là một thực tráng đáng buồn của các khu nhà tái định cư tại Sài Gòn".
(Theo Đầu tư chứng khoán)
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nghe báo cáo đề án xây dựng đô thị ngầm
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nghe báo cáo đề án xây dựng đô thị ngầm
Ngày 26-10, ông Lê Đức Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì họp nghe UBND TP. Nha Trang báo cáo Đề án Xây dựng ngầm đô thị, quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
Đường cáp điện ngầm là xu hướng trong tương lai thay thế hệ thống dây điện nổi chằng chịt
Theo đơn vị tư vấn thiết kế, hiện nay, việc lắp đặt và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến đường còn nhiều bất cập. Các đường dây cáp quang, cáp điện, cáp thông tin vẫn còn đi chung, gây mất mỹ quan đô thị. Tình trạng đào bới vỉa hè, lòng đường diễn ra thường xuyên. Vì vậy, cần phải đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như: cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí đường dây và ống sử dụng chung. Hiện nay, có 3 loại hình hạ tầng ngầm được sử dụng là: tuy nen kỹ thuật, hào kỹ thuật và cống bể cáp. Đơn vị tư vấn đã đưa ra các số liệu khảo sát tại các tuyến đường và đơn giá cho từng loại hình thực hiện.
Kết luận cuộc họp, ông Lê Đức Vinh yêu cầu UBND TP. Nha Trang phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế hoàn chỉnh lại đề án theo hướng: đánh giá được những tồn tại ở các tuyến đường hiện hữu về quản lý vận hành đường dây và đường ống kỹ thuật; giải quyết vướng mắc xây dựng ngầm ở các khu đô thị mới; ban hành quy định về bố trí đường dây, đường ống kỹ thuật…
( Theo Báo Khánh Hòa)
Ngày 26-10, ông Lê Đức Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì họp nghe UBND TP. Nha Trang báo cáo Đề án Xây dựng ngầm đô thị, quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
Đường cáp điện ngầm là xu hướng trong tương lai thay thế hệ thống dây điện nổi chằng chịt
Theo đơn vị tư vấn thiết kế, hiện nay, việc lắp đặt và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến đường còn nhiều bất cập. Các đường dây cáp quang, cáp điện, cáp thông tin vẫn còn đi chung, gây mất mỹ quan đô thị. Tình trạng đào bới vỉa hè, lòng đường diễn ra thường xuyên. Vì vậy, cần phải đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như: cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí đường dây và ống sử dụng chung. Hiện nay, có 3 loại hình hạ tầng ngầm được sử dụng là: tuy nen kỹ thuật, hào kỹ thuật và cống bể cáp. Đơn vị tư vấn đã đưa ra các số liệu khảo sát tại các tuyến đường và đơn giá cho từng loại hình thực hiện.
Kết luận cuộc họp, ông Lê Đức Vinh yêu cầu UBND TP. Nha Trang phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế hoàn chỉnh lại đề án theo hướng: đánh giá được những tồn tại ở các tuyến đường hiện hữu về quản lý vận hành đường dây và đường ống kỹ thuật; giải quyết vướng mắc xây dựng ngầm ở các khu đô thị mới; ban hành quy định về bố trí đường dây, đường ống kỹ thuật…
( Theo Báo Khánh Hòa)
Gặp nhiều rắc rối chỉ vì mua nhà chưa có giấy hoàn công
Anh Hoàng Trường, 44 tuổi, hiện sống tại Gò Vấp, Tp.HCM cho biết do mua nhà chưa có giấy hoàn công anh phải sửa chữa chui, may sau đó cũng ổn thỏa. Tuy nhiên, đến khi muốn bán nhà anh lại gặp khó khăn khi khách xem xong rồi lại đi.
Dưới đây là những rắc rối mà anh Trường gặp phải khi mua nhà chưa có giấy hoàn công:
Cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống bon chen ở đất Sài Gòn, năm 2013 tôi quyết định bán căn nhà 40m2 ở quận Gò Vấp với giá 800 triệu. Xong xuôi tôi về Long An làm trang trại nuôi bò cùng với anh chị họ, để tiện công việc mới và có chỗ ở, tôi mua một ngôi nhà ở Cần Giuộc. Ngôi nhà này có diện tích 100m2, chỉ có một tầng, nằm trong hẻm xe hơi, cách trung tâm Sài Gòn chỉ khoảng 20km, còn ra trang trại nuôi bò của tôi khoảng 5km.
Tôi nhớ khi đi mua nhà, tôi có nghe mọi người khuyên phải có giấy hoàn công, khi chủ nhà nói không có giấy này tôi cũng khá ngần ngại. Tuy nhiên, chủ nhà và những hàng xóm xung quanh đều cho biết, cả khu này chưa nhà ai có giấy hoàn công. Thậm chí cả căn biệt thự đang được rao bán 7 tỷ gần đó cũng không có. Họ còn nói, sau này có thể nhân một đợt nào đó, nhà nước sẽ cấp giấy hoàn công cho một loạt các ngôi nhà ở khu này. Tuy nhiên chưa ai biết thời điểm cụ thể được cấp giấy hoàn công là khi nào, đấy chỉ là thông tin truyền khẩu thế thôi.
Vì mua nhà chưa có giấy hoàn công, anh Trường gặp khó khăn khi cần cải tạo, sửa
chữa, nhất là khi bán nhà. Ảnh minh họa. Nguồn: inernet
Tôi nghĩ chỉ mua ngôi nhà để ở chứ không buôn bán gì nên vẫn quyết định mua căn nhà này vì nó hợp hướng tuổi của tôi, khi xem tôi cũng rất ưng ý. Thực ra, ngôi nhà này đã có đầy đủ giấy tờ riêng, sổ hồng, tuy nhiên trên giấy tờ chỉ ghi: Loại hình đất ở tại nông thôn, còn lại tất cả các mục Nhà ở và Công trình xây dựng khác vẫn bỏ trống. Sau đó, vẫn dùng sổ hồng này đi thế chấp để vay ngân hàng được 200 triệu đầu tư vào trang trại nuôi bò nên cũng không lăn tăn lắm.
Rắc rối chỉ bắt đầu kéo đến vào lúc tôi muốn sửa nhà. Cụ thể, đợt giữa năm 2015, tôi muốn xây thêm một tầng nữa cho rộng và mát hơn, đồng thời có cả sân thượng để phơi quần áo, đặt mấy chậu cây cảnh. Tôi đã không thể xin được giấy phép sửa chữa nhà do không có giấy hoàn công. Cuối cùng tôi đành làm liều... Một ngày, khi thợ đang sửa chữa công tình thì bị cán bộ xã đến lập biên bản. Sau này khi tìm hiểu tôi mới biết, cán bộ xã biết được thông tin từ bà hàng xóm khó tính sát vách nhà tôi, do không muốn tôi xây nhà cao hơn nên đã đi báo cáo chính quyền.
Tôi dự kiến sẽ mất 1 tháng để sửa chữa nhà nhưng vì không thể làm công khai, chỉ làm được vào ngày thứ bảy, chủ nhật nên nhà tôi phải mất tới 3 tháng mới sửa chữa xong. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà tôi phải đi ở thuê lâu hơn nữa. Do làm trong tâm trạng nơm nớp lo lắng nên một lần tôi sơ ý để một viên gạch rơi trúng vai khi đang làm việc.
May mắn là cuối cùng việc sửa chữa cũng xong xuôi. Có điều, đến cuối năm 2016, cảm thấy không hợp với cuộc sống ở Long An, thêm việc nuôi bò thất bại, tôi lại nung nấu ý định bán nhà về lại Sài Gòn. Ngoài ra, bố mẹ tôi cũng đang sống ở Gò Vấp, không muốn về Long An nên tôi có thêm lý do để quay lại Gò Vấp. Lúc này, nhà đất ngoại thành đang giao dịch rất sôi động, nhiều người đổ về Long An xem nhà đất, nhưng tôi không bán được nhà dù có nhiều khách đến xem. Nguyên nhân không ai có ai đặt cọc mua chỉ vì nhà tôi không có giấy hoàn công. Mãi đến tháng 5 vừa rồi tôi mới bán được ngôi nhà với điều kiện giảm giá tối đa. Vậy là tôi chỉ lời được 30 triệu sau khi mua ngôi nhà này những 4 năm, vì tiền mua nhà 500 triệu nhưng tôi phải sửa chữa hết 150 triệu mà chỉ bán được với giá 680 triệu. Nếu tính so với đem tiền gửi ngân hàng thì tôi đã thất bại hoàn toàn.
(Theo VnExpress)
Dưới đây là những rắc rối mà anh Trường gặp phải khi mua nhà chưa có giấy hoàn công:
Cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống bon chen ở đất Sài Gòn, năm 2013 tôi quyết định bán căn nhà 40m2 ở quận Gò Vấp với giá 800 triệu. Xong xuôi tôi về Long An làm trang trại nuôi bò cùng với anh chị họ, để tiện công việc mới và có chỗ ở, tôi mua một ngôi nhà ở Cần Giuộc. Ngôi nhà này có diện tích 100m2, chỉ có một tầng, nằm trong hẻm xe hơi, cách trung tâm Sài Gòn chỉ khoảng 20km, còn ra trang trại nuôi bò của tôi khoảng 5km.
Tôi nhớ khi đi mua nhà, tôi có nghe mọi người khuyên phải có giấy hoàn công, khi chủ nhà nói không có giấy này tôi cũng khá ngần ngại. Tuy nhiên, chủ nhà và những hàng xóm xung quanh đều cho biết, cả khu này chưa nhà ai có giấy hoàn công. Thậm chí cả căn biệt thự đang được rao bán 7 tỷ gần đó cũng không có. Họ còn nói, sau này có thể nhân một đợt nào đó, nhà nước sẽ cấp giấy hoàn công cho một loạt các ngôi nhà ở khu này. Tuy nhiên chưa ai biết thời điểm cụ thể được cấp giấy hoàn công là khi nào, đấy chỉ là thông tin truyền khẩu thế thôi.
Vì mua nhà chưa có giấy hoàn công, anh Trường gặp khó khăn khi cần cải tạo, sửa
chữa, nhất là khi bán nhà. Ảnh minh họa. Nguồn: inernet
Tôi nghĩ chỉ mua ngôi nhà để ở chứ không buôn bán gì nên vẫn quyết định mua căn nhà này vì nó hợp hướng tuổi của tôi, khi xem tôi cũng rất ưng ý. Thực ra, ngôi nhà này đã có đầy đủ giấy tờ riêng, sổ hồng, tuy nhiên trên giấy tờ chỉ ghi: Loại hình đất ở tại nông thôn, còn lại tất cả các mục Nhà ở và Công trình xây dựng khác vẫn bỏ trống. Sau đó, vẫn dùng sổ hồng này đi thế chấp để vay ngân hàng được 200 triệu đầu tư vào trang trại nuôi bò nên cũng không lăn tăn lắm.
Rắc rối chỉ bắt đầu kéo đến vào lúc tôi muốn sửa nhà. Cụ thể, đợt giữa năm 2015, tôi muốn xây thêm một tầng nữa cho rộng và mát hơn, đồng thời có cả sân thượng để phơi quần áo, đặt mấy chậu cây cảnh. Tôi đã không thể xin được giấy phép sửa chữa nhà do không có giấy hoàn công. Cuối cùng tôi đành làm liều... Một ngày, khi thợ đang sửa chữa công tình thì bị cán bộ xã đến lập biên bản. Sau này khi tìm hiểu tôi mới biết, cán bộ xã biết được thông tin từ bà hàng xóm khó tính sát vách nhà tôi, do không muốn tôi xây nhà cao hơn nên đã đi báo cáo chính quyền.
Tôi dự kiến sẽ mất 1 tháng để sửa chữa nhà nhưng vì không thể làm công khai, chỉ làm được vào ngày thứ bảy, chủ nhật nên nhà tôi phải mất tới 3 tháng mới sửa chữa xong. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà tôi phải đi ở thuê lâu hơn nữa. Do làm trong tâm trạng nơm nớp lo lắng nên một lần tôi sơ ý để một viên gạch rơi trúng vai khi đang làm việc.
May mắn là cuối cùng việc sửa chữa cũng xong xuôi. Có điều, đến cuối năm 2016, cảm thấy không hợp với cuộc sống ở Long An, thêm việc nuôi bò thất bại, tôi lại nung nấu ý định bán nhà về lại Sài Gòn. Ngoài ra, bố mẹ tôi cũng đang sống ở Gò Vấp, không muốn về Long An nên tôi có thêm lý do để quay lại Gò Vấp. Lúc này, nhà đất ngoại thành đang giao dịch rất sôi động, nhiều người đổ về Long An xem nhà đất, nhưng tôi không bán được nhà dù có nhiều khách đến xem. Nguyên nhân không ai có ai đặt cọc mua chỉ vì nhà tôi không có giấy hoàn công. Mãi đến tháng 5 vừa rồi tôi mới bán được ngôi nhà với điều kiện giảm giá tối đa. Vậy là tôi chỉ lời được 30 triệu sau khi mua ngôi nhà này những 4 năm, vì tiền mua nhà 500 triệu nhưng tôi phải sửa chữa hết 150 triệu mà chỉ bán được với giá 680 triệu. Nếu tính so với đem tiền gửi ngân hàng thì tôi đã thất bại hoàn toàn.
(Theo VnExpress)
Người dân mất nhà do chủ đầu tư mang dự án "cắm" ngân hàng?
Theo các luật sư và chuyên gia, quyền lợi của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước việc các ngân hàng đưa thông tin đấu giá, thu giữ tài sản thế chấp các dự án bất động sản tại Tp.HCM như vừa qua.
Vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 và Công ty CP đầu tư Y tế Việt Nam. Tính cả tiền vay và lãi phát sinh đến ngày 31/7/2017, tổng trị giá lên đến gần 1.100 tỷ đồng. Về sự việc này, theo ý kiến của luật sư Nguyễn Đức Chánh - Đoàn Luật sư Tp.HCM, nếu việc bán đấu giá thành công, do BIDV có giao dịch bảo đảm đã đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp nên khách hàng sẽ không được ưu tiên xử lý.
Theo nhận định của luật sư Chánh, dự án đang cầm cố ở ngân hàng là tài sản đã thế chấp và chỉ khi giải chấp thì chủ đầu tư mới được bán. Do đó, việc chủ đầu tư mang bán dự án này là vi phạm pháp luật. Hơn nữa, khi tài sản đã 2 lần mang đi giao dịch được coi là "có dấu hiệu hành vi lừa đảo".
Nếu khách hàng ra tòa khởi kiện chủ đầu tư và thắng kiện thì đây cũng không được xem là giao dịch bảo đảm mà chỉ là cơ sở để xác định nghĩa vụ của nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng thắng kiện và có đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành ngăn chặn để việc thi hành án được đảm bảo sau khi đã xử lý cho các giao dịch bảo đảm.
Luật sư Chánh khuyến cáo: "Trong lúc này khách hàng có thể khởi kiện cho chủ đầu tư đòi quyền lợi. Còn khách hàng nào không làm gì hết thì nguy cơ sẽ mất trắng".
Dự án 584 vừa được mang ra bán đấu giá
Trước đó, lô H21, 22, 27, 28 khu biệt thự Phú Gia (Phú Mỹ Hưng) tại số 1 Hà Huy Tập, phường Tân Phong, quận 7 cũng được Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) thông báo thu giữ giữ tài sản thế chấp.
Hay với khoản nợ cả gốc và lãi là 161,5 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank chi nhánh Bình Chánh) cũng bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Vạn Hưng Phát. Dự án căn hộ tại số 339 đường Bông Sao (góc Tạ Quang Bửu) thuộc địa bàn phường 5, quận 8 là tài sản thế chấp của đơn vị này.
Cao ốc văn phòng V-Ikon tại phường 15, quận Bình Thạnh được
Ngân hàng Agribank nhiều lần rao bán nhưng vẫn chưa có người mua
Đầu năm qua, cao ốc văn phòng V-Ikon do Công ty TNHH Việt Thuận Thành đầu tư tại số 129A - 131 - 131A - 133 - 135A - 153/33 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh đã được Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) thuộc Agribank rao bán. Cao ốc này cao 26 tầng, có 4 tầng hầm và bãi đáp trực thăng nằm trên khu đất 1.106m2.
Sau khi hoàn thiện phần thôi, cao ốc này hiện đang “phơi sương phơi nắng”. Sau nhiều lần rao bán, cao ốc này hiện vẫn chưa có người mua. 319,5 tỷ đồng là giá đấu giá được đưa ra từ tháng 9.
Giữa năm 2016, thông tin ngân hàng BIDV, Chi nhánh Bắc Sài Gòn “siết” nợ dự án chung cư The Harmona, số 33 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình khiến người dân sinh sống tại đây tá hỏa. Nguyên nhân là do chủ đầu tư là Công ty CP Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình tự ý mang tài sản của họ để bảo lãnh cho Công ty CP Thanh Niên vay vốn. Ngân hàng BIDV ra thông báo thu hồi tài sản của cư dân do Công ty Thanh Niên không trả nợ. Chỉ đến khi ông Châu Văn La, Chủ tịch UBND quận Tân Bình gay gắt phản đối và bảo vệ quyền lợi của người dân thì sự việc mới lắng xuống.
Chủ đầu tư dự án Ruby Land vẫn mang tài sản đi cầm cố
dù người dân đã dọn về đây sinh sống
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu phân tích: “Hiện rất rủi ro là chủ đầu tư vừa được thế chấp quyền tài sản của dự án lại vừa được thế chấp dự án BĐS hình thành trong tương lai. Do đó, người tiêu dùng đang đứng trước rủi ro rất lớn, việc minh bạch thông tin dự án là rất cần thiết”.
Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, thế chấp BĐS có 2 loại. Loại thứ nhất là thế chấp tài sản trực tiếp hình thành trong tương lai. Loại thứ hai là thế chấp gián tiếp thông qua một bên thứ ba để bảo lãnh cho chủ đầu tư tại ngân hàng. Bên thứ ba và chủ đầu tư có thể có quan hệ thương mại nào đó. Hai loại thế chấp trực tiếp và gián tiếp này hiện vẫn chưa phân biệt được và người mua nhà vẫn là người phải chịu thiệt hại.
Dự án căn hộ số 339 đường Bông Sao của Vạn Hưng Phát từng bị kiện ra tòa
Chung cư The Harmona bị Ngân hàng BIDV “siết” nợ vì chủ đầu tư
tự ý mang tài sản của họ để bảo lãnh cho Công ty CP Thanh Niên vay
(Theo Seatimes)
Vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 và Công ty CP đầu tư Y tế Việt Nam. Tính cả tiền vay và lãi phát sinh đến ngày 31/7/2017, tổng trị giá lên đến gần 1.100 tỷ đồng. Về sự việc này, theo ý kiến của luật sư Nguyễn Đức Chánh - Đoàn Luật sư Tp.HCM, nếu việc bán đấu giá thành công, do BIDV có giao dịch bảo đảm đã đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp nên khách hàng sẽ không được ưu tiên xử lý.
Theo nhận định của luật sư Chánh, dự án đang cầm cố ở ngân hàng là tài sản đã thế chấp và chỉ khi giải chấp thì chủ đầu tư mới được bán. Do đó, việc chủ đầu tư mang bán dự án này là vi phạm pháp luật. Hơn nữa, khi tài sản đã 2 lần mang đi giao dịch được coi là "có dấu hiệu hành vi lừa đảo".
Nếu khách hàng ra tòa khởi kiện chủ đầu tư và thắng kiện thì đây cũng không được xem là giao dịch bảo đảm mà chỉ là cơ sở để xác định nghĩa vụ của nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng thắng kiện và có đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành ngăn chặn để việc thi hành án được đảm bảo sau khi đã xử lý cho các giao dịch bảo đảm.
Luật sư Chánh khuyến cáo: "Trong lúc này khách hàng có thể khởi kiện cho chủ đầu tư đòi quyền lợi. Còn khách hàng nào không làm gì hết thì nguy cơ sẽ mất trắng".
Dự án 584 vừa được mang ra bán đấu giá
Trước đó, lô H21, 22, 27, 28 khu biệt thự Phú Gia (Phú Mỹ Hưng) tại số 1 Hà Huy Tập, phường Tân Phong, quận 7 cũng được Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) thông báo thu giữ giữ tài sản thế chấp.
Hay với khoản nợ cả gốc và lãi là 161,5 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank chi nhánh Bình Chánh) cũng bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Vạn Hưng Phát. Dự án căn hộ tại số 339 đường Bông Sao (góc Tạ Quang Bửu) thuộc địa bàn phường 5, quận 8 là tài sản thế chấp của đơn vị này.
Cao ốc văn phòng V-Ikon tại phường 15, quận Bình Thạnh được
Ngân hàng Agribank nhiều lần rao bán nhưng vẫn chưa có người mua
Đầu năm qua, cao ốc văn phòng V-Ikon do Công ty TNHH Việt Thuận Thành đầu tư tại số 129A - 131 - 131A - 133 - 135A - 153/33 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh đã được Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) thuộc Agribank rao bán. Cao ốc này cao 26 tầng, có 4 tầng hầm và bãi đáp trực thăng nằm trên khu đất 1.106m2.
Sau khi hoàn thiện phần thôi, cao ốc này hiện đang “phơi sương phơi nắng”. Sau nhiều lần rao bán, cao ốc này hiện vẫn chưa có người mua. 319,5 tỷ đồng là giá đấu giá được đưa ra từ tháng 9.
Giữa năm 2016, thông tin ngân hàng BIDV, Chi nhánh Bắc Sài Gòn “siết” nợ dự án chung cư The Harmona, số 33 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình khiến người dân sinh sống tại đây tá hỏa. Nguyên nhân là do chủ đầu tư là Công ty CP Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình tự ý mang tài sản của họ để bảo lãnh cho Công ty CP Thanh Niên vay vốn. Ngân hàng BIDV ra thông báo thu hồi tài sản của cư dân do Công ty Thanh Niên không trả nợ. Chỉ đến khi ông Châu Văn La, Chủ tịch UBND quận Tân Bình gay gắt phản đối và bảo vệ quyền lợi của người dân thì sự việc mới lắng xuống.
Chủ đầu tư dự án Ruby Land vẫn mang tài sản đi cầm cố
dù người dân đã dọn về đây sinh sống
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu phân tích: “Hiện rất rủi ro là chủ đầu tư vừa được thế chấp quyền tài sản của dự án lại vừa được thế chấp dự án BĐS hình thành trong tương lai. Do đó, người tiêu dùng đang đứng trước rủi ro rất lớn, việc minh bạch thông tin dự án là rất cần thiết”.
Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, thế chấp BĐS có 2 loại. Loại thứ nhất là thế chấp tài sản trực tiếp hình thành trong tương lai. Loại thứ hai là thế chấp gián tiếp thông qua một bên thứ ba để bảo lãnh cho chủ đầu tư tại ngân hàng. Bên thứ ba và chủ đầu tư có thể có quan hệ thương mại nào đó. Hai loại thế chấp trực tiếp và gián tiếp này hiện vẫn chưa phân biệt được và người mua nhà vẫn là người phải chịu thiệt hại.
Dự án căn hộ số 339 đường Bông Sao của Vạn Hưng Phát từng bị kiện ra tòa
Chung cư The Harmona bị Ngân hàng BIDV “siết” nợ vì chủ đầu tư
tự ý mang tài sản của họ để bảo lãnh cho Công ty CP Thanh Niên vay
(Theo Seatimes)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)