Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số

5 bí quyết đầu tư đất nền sinh lời cao

Chọn vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín, giá cả phù hợp, xem pháp lý, chú trọng hạ tầng... là những bí quyết để đầu tư nhà đất sinh lời.
Đó là chia sẻ của ông Trần Thanh Hoàn, Giám đốc Công ty CP đầu tư Bất động sản Phúc Thịnh trước nhu cầu đầu tư đất nền vùng ven Tp.HCM ngày càng tăng mạnh.

Vị trí

Khi đầu tư bất động sản, vị trí là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị và cơ sở để xác định tỷ suất sinh lời của bất động sản. Lựa chọn bất động sản có vị trí tốt đồng nghĩa với việc tài sản đầu tư có tiềm năng phát triển.

Vì vậy, các dự án đất nền nằm ở vùng ven Tp.HCM, nơi tập trung các khu công nghiệp mới như khu vực Đức Hòa (Long An) luôn thu hút nhà đầu tư.


Bất động sản ven Tp.HCM thu hút khách hàng
Khu vực này sở hữu 18 khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhẹ cùng vị trí tiếp giáp các tỉnh thành có mật độ dân số đông và tốc độ phát triển kinh tế cao như huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh Tp.HCM.

Chủ đầu tư uy tín

Sau khi xác định được vị trí, khách hàng cần chú trọng lựa chọn chủ đầu tư. "Một khu vực đắc địa không chỉ thu hút một nhà đầu tư. Các doanh nghiệp bất động sản đều nhanh nhạy trong việc xác định thời điểm, khu vực triển khai một dự án mới. Họ sẽ không dễ dàng để một đơn vị thâu tóm khu vực tiềm năng. Điều này mang lại cho các nhà đầu tư cá nhân thêm nhiều lựa chọn nhưng cũng gây khó khăn trong việc chọn dự án", ông Trần Thanh Hoàn phân tích.

Trong cùng một khu vực, cùng loại hình sản phẩm giống nhau, mức giá ngang nhau, yếu tố quyết định mua hàng lúc này sẽ phụ thuộc vào tên tuổi nhà đầu tư đứng sau các dự án. Chủ đầu tư càng uy tín thì bất động sản của bạn càng được đảm bảo.


Khu vực có giao thông tốt được nhiều người lựa chọn

Khả năng tài chính là yếu tố bạn cần xác định đầu tiên và cần tính toán kỹ lưỡng trước khi bạn quyết định chọn mua một dự án. Nếu chỉ có một khoản tiền mà muốn dùng bất động sản làm kênh đầu tư để nhân đôi số tiền đang có, bạn cần suy xét đên việc vay ngân hàng và lên kế hoạch trả nợ.

Nếu phải đi vay, bạn không nên vay quá 50% giá trị bất động sản để tránh gánh nặng trả lãi và tránh việc kéo dài thời gian trả nợ. Đồng thời, tính toán kỹ dòng tiền cho các đợt thanh toán tiếp theo để tránh trường hợp bị áp lực hoặc hụt tiền phải bán tháo bất động sản dẫn đến thua lỗ.

Xem xét pháp lý dự án

Pháp lý dự án là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm bất động sản. Vì thế, nhà đầu tư nên xem xét những doanh nghiệp có thiện chí phát triển dự án chất lượng, chứng minh được tài chính vững mạnh, sẵn sàng cung cấp pháp lý rõ ràng, minh bạch và có chế độ hậu mãi tốt.

Công ty Phúc Thịnh cũng đang phát triển dự án Phúc Thịnh Residence với pháp lý minh bạch, có sổ hồng riêng từng nền. Với mức giá phù hợp cùng cam kết sinh lời tối thiểu 10% một năm, dự án đang thu hút nhiều nhà đầu tư.

Quy hoạch hạ tầng xã hội và kết nối giao thông

Môi trường sống của dự án phải trong lành, thoáng đãng, được quy hoạch bài bản với cơ sở hạ tầng hoàn thiện, tiện ích khu vực hiện hữu đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho cư dân tương lai. Những khu dân cư, khu đô thị mới nổi có hệ thống giao thông với các tuyến đường huyết mạch thông suốt luôn được nhiều người lựa chọn.

(Theo TTDN)

Thông báo khẩn về việc dùng 'vi bằng' lừa mua bán BĐS tại Hóc Môn

Hôm nay (27/10), UBND huyện Hóc Môn, Tp.HCM đã chính thức ra thông báo kêu gọi người dân cảnh giác khi thực hiện giao dịch các căn nhà "ba chung" (gồm giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số nhà).
Sở dĩ huyện đưa ra thông báo này vì gần đây, nhiều người dân trên địa bàn đã bị lừa khi mua nhà thông qua hình thức lập vi bằng chuyển nhượng. Khi giao dịch, người mua không hề hay biết tài sản đã bị thế chấp ở ngân hàng hoặc cầm cố, chuyển nhượng bằng giấy tay cho người khác. Khi đã trả đủ tiền và dọn đến ở, người dân mới tá hỏa vì không được vào nhà, khiến tranh chấp xảy ra.

Theo nội dung thông báo, UBND huyện Hóc Môn cho biết các "cò đất" sử dụng thuật ngữ "vi bằng công chứng thừa phát lại", "công chứng thừa phát lại" làm công cụ tư vấn cho các khách hàng của mình. Trên thực tế, đây không phải là những thuật ngữ pháp lý mà là một cách dùng từ sai và tùy tiện của dân "cò đất". Chủ đích của họ khi dùng các thuật ngữ này là để thuyết phục khách hàng rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà khách hàng tham gia.



Một dãy nhà "ba chung" trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Hiện đã có nhiều
người dân trên địa bàn bị lừa mua bán bất động sản qua vi bằng.

UBND Tp.HCM giải thích: "Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng chỉ có giá trị khi đã thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định". Từ khái niệm này, UBND Tp.HCM kết luận, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng có nguy cơ rủi ro cao cho các bên tham gia giao dịch (đặc biệt là bên mua).

Do đó UBND huyện Hóc Môn phát thông báo đề nghị người dân nếu muốn mua bán nhà đất hoặc thực hiện thủ tục hành chính về bất động sản trên địa bàn huyện hãy liên hệ trực tiếp với UBND xã – thị trấn, nơi có bất động sản cần giao dịch. Ngoài ra, người dân cũng có thể đến UBND huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Phòng Quản lý đô thị huyện) để kiểm tra kỹ các thông tin cũng như thực hiện đúng quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai. Cách làm này sẽ giúp người dân không bị cò đất lừa gạt, dễ nảy sinh các tranh chấp sau này.

(Theo Người Lao Động)

Miễn thuế TNCN chuyển nhượng nhà đất cho những trường hợp nào?

Sáng nay, tại buổi Giao lưu trực tuyến về chủ đề tiền sử dụng đất và các khoản thuế liên quan, nhiều câu hỏi về việc miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi chuyển nhượng bất đống sản (BĐS) đã được gửi đến các luật gia.
Trong buổi giao lưu trực tuyến, Luật gia Nguyễn Thái Sơn, Nguyên Trưởng phòng Thuế thu nhập cá nhân Cục Thuế Tp.HCM, Giám đốc Công ty Tư vấn thuế Sài Gòn đã nêu rõ 2 trường hợp miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng đất và nhà ở được quy định chi tiết tại điều 3, thông tư số 111/2013/TT-BTC về thuế TNCN.

Theo đó, thu nhập từ chuyển nhượng BĐS (bao gồm cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai, nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh BĐS) giữa: vợ với chồng; mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ; mẹ nuôi, cha nuôi với con nuôi; mẹ chồng, cha chồng với con dâu; mẹ vợ, bố vợ với con rể; bà nội, ông nội với cháu nội; bà ngoại, ông ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau…. được miễn thuế TNCN

Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân đối với trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một quyền sử dụng đất ở, nhà ở tại Việt Nam.... cũng được miễn thuế TNCN.


Người có hoạt động chuyển nhượng nhà, đất thì phải nộp thuế
TNCN bằng 2% giá trị chuyển nhượng
Về câu hỏi để được miễn thuế TNCN khi bán một căn nhà duy nhất chủ nhà phải làm cần những điều kiện gì? Luật gia Nguyễn Thái Sơn cho biết, để được miễn thuế TNCN khi bán một căn nhà duy nhất thì chủ nhà phải hội đủ 3 điều kiện gồm: Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hay quyền sở hữu đất ở tại thời điểm chuyển nhượng; có quyền sở hữu đất ở, quyền sở hữu nhà ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày và phải chuyển nhượng toàn bộ đất ở, nhà ở.


Lý giải tại sao phải chuyển nhượng toàn bộ đất ở, nhà ở mới được miễn tiền thuế TNCN, ông Sơn giải thích luật quy định như vậy để tránh sự lạm dụng.

Ông Sơn cho biết, về việc tặng, cho đất thì không phải việc tặng, cho đất nào cũng được miễn thuế TNCN. Chỉ có trường hợp nhà, đất quà tặng giữa vợ với chồng; mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ; mẹ nuôi, cha nuôi với con nuôi; mẹ chồng, cha chồng với con dâu; mẹ vợ, bố vợ với con rể; bà nội, ông nội với cháu nội; bà ngoại, ông ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì mới được miễn thuế TNCN. (Thông tư 34/2013).

Theo ông Sơn, người có hoạt động chuyển nhượng nhà, đất thì phải nộp thuế TNCN bằng 2% giá trị chuyển nhượng. Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS không quan tâm người đó có lãi nhiều hay ít và thậm chí còn lỗ.

Về câu hỏi của độc giả đối với trường hợp cha đẻ và mẹ kế di chúc để lại, khi làm thủ tục nhận thừa kế đất thì có phải đóng thuế hay lệ phí đối với phần đất thừa kế đó hay không? Ông Sơn giải thích, trường hợp này chủ quyền đất là của cha đẻ và mẹ kế (không phải mẹ đẻ), do đó, người con hưởng thừa kế đất chỉ được miễn thuế TNCN đối với phần đất mà cha đẻ cho thừa kế.

Vị này cũng nêu rõ rằng, Cục thuế Tp.HCM đã phản ảnh điểm bất hợp lý này đến Tổng cục Thuế, tuy nhiên được thông báo lại là trong khi chờ sửa Luật thì cứ phải thực hiện theo Luật.​

(Theo Trí thức trẻ)

TP.HCM: Đất tách thửa phải có diện tích trên 50m2

Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM vừa hoàn chỉnh dự thảo quyết định thay thế Quyết định 33/2014 của TP về diện tích tối thiểu để tách thửa sau khi đã được Sở Tư pháp góp ý.
Một nội dung mới tại dự thảo là không phân biệt đất trống và đất có nhà, chỉ quy định diện tích tối thiểu để tách thửa. Tuy nhiên, có ý kiến đánh giá quy định này còn “siết” hơn do con số sở này đưa ra.

Theo đó, không phân biệt đất ở có nhà hay đất trống và chỉ quy định diện tích tối thiểu của từng khu vực. Nhưng Sở “lựa chọn diện tích tách thửa theo trường hợp tách thửa đất trống”.

Cụ thể, tại khu vực 1 (gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú) diện tích tối thiểu là 50 m2 (chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4 m).

Tại khu vực 2 gồm các quận/huyện còn lại, diện tích thửa đất tách ra và còn lại phải tối thiểu là 80 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5 m.


Quận 1 muốn tách thửa, theo dự thảo phải có diện tích trên 50m2. Ảnh QUANG ĐỊNH.

Tại các dự thảo trước, Sở Tài nguyên – môi trường chủ trương phân biệt tách thửa “đất có nhà ở hiện hữu” và “tách thửa đất trống”. Theo đó, diện tích tối thiểu của đất trống lớn hơn đất có nhà hiện hữu. Cũng theo Sở, “đất có nhà ở hiện hữu” là trường hợp “nhà ở tạo lập trước khi Quyết định 33 có hiệu lực thi hành (tức trước ngày 15-10-2014) và phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận”.

Góp ý cho dự thảo, Sở Tư pháp cho hay quy định này chưa rõ về cơ sở pháp lý: “Luật Đất đai không quy định nội dung này. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì quy định trên không thuộc thẩm quyền UBND TP quy định chi tiết”.

Do đó Sở Tư pháp đề nghị bỏ nội dung này, đồng thời điều chỉnh theo hướng chỉ quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, không phân thành hai trường hợp đất có nhà ở và đất trống như dự thảo.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đồng tình góp ý trên và đề xuất diện tích tối thiểu khi tách thửa tại khu vực 1 là 36 m2 và 45 m2 (tùy thuộc lộ giới đường nhỏ hay lớn hơn 20 m). Tại khu vực 2 thì con số này là 50 m2, không phân biệt đất trống hay đất có nhà. Như vậy sẽ đơn giản thủ tục hành chính, giảm bớt quy trình xét duyệt của cơ quan nhà nước, chấm dứt tình trạng đối phó xây nhà tạm để được tách thửa diện tích nhỏ hơn trong thời gian qua.

Giải thích cho việc chọn diện tích tối thiểu theo đất trống thay vì theo “đất ở có nhà hiện hữu” (45 m2 với khu vực 1 và 50 m2 với khu vực 2) hoặc đề xuất của Hiệp hội BĐS để có con số nhỏ hơn, Sở TN&MT cho rằng: “Thực tế địa bàn TP đông dân cư, hạ tầng đã quá tải, việc hình thành nhiều căn nhà nhỏ làm gia tăng tốc độ phát triển dân cư, gây áp lực cho TP”.

(Theo Tuổi trẻ Online)

Quy định về trình tự, thủ tục chia tách thửa đất

Hỏi: Tôi định gom mấy thửa đất liền kề để chia và làm sổ riêng cho mấy người con. Vậy xin hỏi trình tự, thủ tục thực hiện quy định như thế nào?

Hỏi về quy định về trình tự, thủ tục chia tách thửa đất
Trả lời:

Theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất như sau:

Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đề nghị tách thửa, hợp thửa bao gồm đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa (theo Mẫu
số 11/ĐK) và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.


Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa; cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách; Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền; xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trên đây chỉ là những quy định chung về thủ tục tách thửa, hợp thửa đất, vì vậy bạn cần trực tiếp đến Văn phòng đăng ký đất đai (cấp huyện) để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Luật sư Lương Nguyễn Khánh Văn
(Giám đốc Khối Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Công ty Luật LP Group)

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Cần bán lô đất góc đẹp Diên An-Diên Khánh 241m2

Cần bán lô đất Diên An-Diên Khánh:
- Diện tích:241m2
- Đường rộng 6m
- thổ cư:100%
Giá cần bán: 4t/m2
Vị trí đất:https://goo.gl/maps/dMyKKghAQe42
Liên hệ: 01255293979 - gặp Mr Quyền


Diễn biến thị trường BĐS trong chu kỳ 10 năm dưới góc nhìn chuyên gia

Thị trường bất động sản (BĐS) trong giai đoạn 2006 - 2015 tuy đã trải qua những năm thăng trầm, nhưng sau mỗi giai đoạn 5 năm thì quy mô thị trường lại có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi.
Dưới đây là bài viết của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM về diễn biến thị trường BĐS từ năm 2006 đến nay.


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM
Thị trường BĐS là một trong những thị trường có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, có quan hệ trực tiếp với các thị trường xây dựng, thị trường nguyên vật liệu thiết bị, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường lao động.

Thị trường BĐS cả nước và Tp.HCM đã manh nha hình thành ngay từ năm 1987 sau khi thành phố thực hiện chủ trương bán hóa giá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê sử dụng, tuy nhiên chỉ thực sự hình thành từ năm 1993 sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai đầu tiên và Pháp lệnh Nhà ở, tạo khuôn khổ pháp lý ban đầu cho việc cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

Hoạt động của thị trường BĐS trong hơn 20 năm qua đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; theo quy luật phổ biến và thường diễn biến theo hình SIN bất đối xứng.

Sự phát triển của thị trường thời gian qua phụ thuộc vào 5 yếu tố, gồm: Quy luật cạnh tranh; Quy luật giá trị; Quan hệ cung - cầu; Chính sách, cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước; Hành vi đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư dưới sự tác động của chính sách, cơ chế, hoặc do yêu cầu của thị trường.

Thị trường BĐS thường trải qua các giai đoạn phát triển: tăng trưởng - ổn định - nóng sốt - đóng băng - trầm lắng - phục hồi và tăng trưởng trở lại... Trong đó, "cơn sốt" BĐS xảy ra vào các thời điểm năm 1993; năm 2001 - 2002; nửa cuối năm 2010; điển hình là "bong bóng" BĐS đã đạt đỉnh vào năm 2007.

Giai đoạn thị trường bị khủng hoảng suy thoái hoặc đóng băng rơi vào các năm 1995 - 1999; nặng nề nhất là từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009, và giai đoạn năm 2011 - 2013; giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại vào các năm 2003 - 2006; cuối năm 2009 đến giữa năm 2010; giai đoạn từ năm 2013 cho đến nay.


Các giai đoạn thị trường bị khủng hoảng sốt "bong bóng" hoặc bị đóng băng đều tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, hệ thống ngân hàng, người tiêu dùng và đội ngũ công nhân, lao động.


Dự báo thị trường địa ốc sẽ vẫn tiếp tục giữ được đà phục hồi và tăng trưởng
cơ bản ổn định, không có biến động lớn
Thị trường BĐS có xu thế tăng trưởng, lên, xuống cùng chiều với sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó có tác động có tính chất nền tảng của quá trình đô thị hóa, phát triển hạ tầng đô thị, trước hết là hạ tầng giao thông; đồng thời, có tác động trực tiếp của hệ thống chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ; có tác động của hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế thông qua quá trình điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Trong giai đoạn 2006 - 2015, mặc dù đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, nhưng sau mỗi giai đoạn 5 năm thì quy mô thị trường BĐS Tp.HCM có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi. Cụ thể, giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng là 0,9 lần, nhưng trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng đạt 1,6 lần, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, giữ được vai trò đầu tàu của nền kinh tế cả nước.

Năm 2016 và 8 tháng đầu năm 2017, thị trường BĐS đã có dấu hiệu chững lại, đặc biệt là trong phân khúc căn hộ cao cấp từ 03 phòng ngủ trở lên, BĐS du lịch nghỉ dưỡng, song nhìn toàn cục thị trường vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định.

Dự báo trong giai đoạn 2016-2020, thị trường sẽ có sự tái cấu trúc mạnh mẽ, tái cơ cấu sản phẩm để giải quyết hiện tượng lệch pha cung - cầu đang thiên về phân khúc BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chuyển mạnh sang phân khúc nhà ở, căn hộ vừa và nhỏ, có giá vừa túi tiền đang có nhu cầu thực rất lớn và có tính thanh khoản cao; đồng thời, kiểm soát tín dụng chặt chẽ để khắc phục hiện tượng lệch pha dòng tiền, tín dụng vào một số doanh nghiệp lớn.

Các giải pháp quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ và chính quyền các cấp, đặc biệt là hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu với khối lượng khoảng 300 ngàn tỷ đồng, trong đó có khoảng 60-70% được đảm bảo bằng BĐS thì sẽ vừa giải quyết được nợ xấu, vừa tái khởi động lại các dự án BĐS đang bị ngừng triển khai, khai thông thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án (M&A).

Vì vậy, có thể dự báo thị trường địa ốc sẽ vẫn tiếp tục giữ được đà phục hồi và tăng trưởng cơ bản ổn định, không có biến động lớn trong thời gian tới.

(Theo Trí thức trẻ)

 
Sàn giao dịch Bất động sản metaLands . Design by Mr Quyen