Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số

Hộ nghèo được tách thửa đất ở từ 25m2: Quyết định hợp lòng dân!

Dự thảo mới về tách thửa đất vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM trình UBND TP, trong đó nhiều nội dung mới nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận. Được biết, đây là dự thảo thứ 5 mà Sở Tài nguyên - Môi trường đưa ra để lấy ý kiến thay thế cho Quyết định 33, ban hành năm 2014.

Người dân vui mừng với dự thảo tách thửa đất mới
Điều được đánh giá mang tính nhân văn, phù hợp thực tế trong dự thảo lần này là việc xem xét, tạo điều kiện cho những hộ nghèo, cận nghèo được tách thửa đối với đất ở từ 25m2 (chiều rộng mặt tiền tối thiểu 3m). Với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu tách thửa là từ 300m2.

Còn lại các đối tượng khác chia làm 3 khu vực, căn cứ vào vị trí của mảnh đất muốn tách thửa. Cụ thể, khu vực 1 gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú. Khu vực 2 gồm các quận: 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện. Khu vực 3 gồm các huyện còn lại, trừ khu vực thị trấn. Khu vực 1 có diện tích tối thiểu khi tách thửa là 36m2 (chiều rộng tối thiểu 3m); khu vực 2 có diện tích tách thửa đất ở từ 50m2 (chiều rộng tối thiểu 4m); khu vực 3 được tách thửa đất ở từ 80m2 (chiều rộng tối thiểu 5m).

Cũng theo dự thảo, với đất nông nghiệp được phép tách thửa phải đảm bảo diện tích của thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại tối tối thiểu là 500m2. Với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối thì diện tích tối thiểu tách thửa là 1.000m2.

Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Toàn Thắng, cho biết: "Dự thảo được nhiều sở, ngành, quận huyện, chuyên gia góp ý để mục đích cuối cùng là thực hiện tốt công tác quản lý đô thị và bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân". Cũng theo ông Thắng, hiện tại Quyết định 33 vẫn đang còn hiệu lực, người dân vẫn có thể thực hiện thủ tục tách thửa theo quyết định này hoặc chờ quyết định mới.

Sau khi dự thảo lần này được công bố, nhiều người dân cho biết rất đồng tình và mong muốn sớm áp dụng vào thực tế. Bà Lê Thị Thu Nga (ngụ xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) cho biết: "Nếu so với Quyết định 33 thì khu đất nhà tôi phải tách thửa mất 120 m2, trong khi theo dự thảo lần này chỉ còn 80 m2. Như vậy, đủ điều kiện tách 3 thửa cho 3 anh em. Tôi sẽ được đứng tên trên chính tài sản của mình".

Theo ông Phạm Minh Nguyên (ngụ quận 12) thì giá đất tại khu vực quận này hiện dao động từ 30-36 triệu đồng/m2 nên nhiều người chỉ đủ khả năng mua căn nhà 60-70 m2. "Vì vậy, quy định 50m2 được phép tách thửa dành cho dân quận 12 là rất phù hợp thực tế. Tôi rất mừng", ông Nguyên nói.
Xã Vĩnh Lộc A hiện đang xảy ra tình trạng tách thửa xây nhà trên đất nông nghiệp tràn
lan do quy định hiện hành về tách thửa đất còn nhiều bất cập Quận - huyện đều đồng thuận

Nhận xét về dự thảo mới, ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân nói: "Phân chia 3 khu vực là phù hợp, diện tích tối thiểu tách thửa là đầy đủ. Tuy nhiên, khi tách thửa với số lượng lớn, việc hình thành hạ tầng giao thông nên giao cho Sở Quy hoạch và Kiến trúc làm đầu mối để tránh trường hợp một nội dung mà nhiều chỉ đạo từ các sở, thuận tiện cho địa phương thực hiện".

Còn theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), nên đưa dự thảo áp dụng sớm vào thực tế vì thời gian dài vừa qua, việc tách thửa bị "ách tắc" gây bức xúc cho người dân. Ngoài ra, thực hiện sớm dự thảo cũng giúp hạn chế tình trạng xây nhà không phép và "cò" đất trục lợi.

Ở một góc nhìn khác, KTS Phạm Văn Ấn cho rằng, hiện tại chính quyền đang kiểm soát diện tích đất nên có nhiều bất cập, thay vào đó có thể xem xét kiểm soát hạ tầng. "Nếu cho tách thửa dễ dàng, giá đất sẽ giảm nhưng về lâu dài sẽ có nhiều người vào ở trong một khu đất mà xung quanh đường, điện, công viên không đáp ứng thì gây hiện tượng "bi kịch đô thị". Quy định diện tích tách thửa như vậy là phù hợp nhưng không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan tạo điều kiện phân lô gây ra phá vỡ quy hoạch", KTS Ấn phân tích.

Ngoài ra, cũng có ý kiến lo ngại dự thảo mới có thể tạo cơ hội cho các "cò" đất lợi dụng quy định ưu tiên người nghèo để trục lợi, giảm bớt diện tích tách thửa. Về ý kiến này, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, đối với những trường hợp cá biệt thì tổ công tác liên ngành thuộc UBND các quận, huyện sẽ cho ý kiến chứ không phải do một cá nhân quyết định nên khó có cơ hội trục lợi. Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cũng tự tin đánh giá, dự thảo mới này sẽ giúp hạn chế tối đa tổ chức, cá nhân lợi dụng để trục lợi.

Nhu cầu có thật của người dân
Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Trần Vĩnh Tuyến nhận xét, rất nhiều người dân trên địa bàn có nhu cầu tách thửa đất, dù chính quyền không chủ động tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tách thửa hợp pháp thì nhiều người vẫn tìm mọi cách để tách thửa, dẫn đến vi phạm quy định pháp luật. Tại nhiều địa phương đã diễn ra tình trạng "cò đất" lợi dụng Quyết định 33 của UBND TP quy định về tách thửa đất, việc quản lý không chặt chẽ của một số quận, huyện để đầu cơ đất, phân lô bán nền khiến những khu dân cư mọc lên tự phát dù chưa hoàn thiện hạ tầng giao thông, điện, nước…

Theo ông Tuyến, sở dĩ Tp.HCM chủ động sửa Quyết định 33 là nhằm tạo điều kiện để người dân có nhu cầu tách thửa đất ở được quyền tách thửa, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng về nhà đất mà người dân sở hữu. Mặc dù TP cho tách thửa tuy nhiên vẫn phải kiểm soát chặt theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc cấp phép xây dựng cho thửa đất sau khi tách cũng buộc phải dựa trên cơ sở quy hoạch được duyệt, đồng bộ và bảo đảm hạ tầng kỹ thuật. Để đảm bảo người dân thực hiện đúng quy định, UBND TP giao Sở Tài nguyên - Môi trường tiếp tục hoàn chỉnh nội dung dự thảo quyết định sửa đổi Quyết định 33, sau đó trình UBND TP xem xét, thông qua để áp dụng trong thời gian sớm nhất.

(Theo Người Lao Động) 

Tp.HCM chấp thuận điều chỉnh tổng thể quy hoạch 115 đồ án

Về cơ bản, Tp.HCM hiện đã phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000, trong đó, có 600 đồ án với hơn 88.000ha và khoảng 93% diện tích các khu vực đô thị.
Chiều ngày 28/11, HĐND Tp.HCM đã tổ chức giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 16 về việc lập, thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị tại UBND Tp.HCM.

Đến nay, về cơ bản, Tp.HCM đã phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000. Trong đó, có 600 đồ án với hơn 88.000ha và khoảng 93% diện tích các khu vực đô thị. Theo báo cáo của UBND Tp.HCM, kết quả rà soát đã xác định một số khu vực quy hoạch thiếu tính khả thi, thực hiện trong thời gian dài khiến quyền, lợi ích của người dân bị ảnh hưởng hoặc quy hoạch đã không còn phù hợp với thực tế.

UBND Tp.HCM đã chấp thuận chủ trương điều chỉnh cục bộ 402 khu vực quy hoạch, tuyến đường giao thông với tổng diện tích 766,6ha. Đồng thời, thành phố cũng chấp thuận điều chỉnh tổng thể quy hoạch 115 đồ án với diện tích gần 16.500ha.



UBND Tp.HCM chấp thuận điều chỉnh tổng thể quy hoạch 115 đồ án. Ảnh minh họa/KT

Với những dự án được chấp thuận địa điểm đầu tư và được giao đất nhưng chậm triển khai khiến quy hoạch kéo dài thời gian thực hiện, UBND thành phố đã điều chỉnh, cắt giảm diện tích của 10 dự án với diện tích 33,84ha và huỷ bỏ quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, giao, cho thuê đất của 577 dự án với gần 6.000ha.

Những vấn đề gây nhiều bức xúc trong cử tri cũng được các đại biểu nêu tại buổi giám sát. Đó là vấn đề bồi thường, GPMB còn chậm, quy hoạch và thẩm định quy hoạch còn nhiều bất cập. Ngoài ra còn có nhiều dự án chậm triển khai, chưa được xử lý triệt để, dẫn đến khiếu kiện.

Một vấn đề khác rất nhiều người dân nhận nhà tái định cư nhưng lại chuyển nhượng. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như nhà tái định cư có chất lượng không đảm bảo, người dân gặp khó khăn khi ổn định cuộc sống khu tái định cư chưa quy hoạch về phát triển kinh tế, chưa tạo công ăn việc làm.

Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM, ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết, những vấn đề trên xảy ra là do công tác đền bù, giải toả hiện nay còn phức tạp, thành phố có chính sách bồi thường người dân theo cơ chế và hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân. Thanh tra cũng đã vào cuộc với những trường hợp chậm triển khai và các cơ quan cũng đang tiến hành nghiên cứu để đưa ra hướng giải quyết dứt điểm.

Ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết thêm: "Việc này thành phố thấy rằng phải có một cơ quan quyết định vấn đề này bởi đây là vấn đề phức tạp. Càng về sau chính sách nhà nước có thay đổi, có những quy định chặt chẽ hơn thì khiếu kiện của người dân có giảm".

(Theo VOV)

Có 4 ngân hàng Việt không được bảo lãnh bán nhà trên giấy

Trong các ngân hàng Việt Nam, có 31 ngân hàng được bảo lãnh bán nhà trên giấy, tức chiếm chưa đến 90%, còn các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì 100% đáp ứng được tiêu chuẩn.


Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng theo quy định của Thông tư 13/2017.

Theo Thông tư 13/2017, kể từ ngày 15/11/2017, các ngân hàng thương mại phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng bên mua trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua nhà.

Việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (gọi là bảo lãnh nhà ở) là bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, ngân hàng thương mại cam kết với bên mua, bên thuê mua (gọi chung là bên mua) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho chủ đầu tư khi đến thời hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua mà không hoàn lại hoặc hoàn lại không đầy đủ số tiền đã nhận ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết cho bên mua; chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng thương mại.

Theo quy định của Thông tư 37, ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai phải đảm bảo 2 điều kiện:

1) Trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng;

2) Không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt.

Trong các ngân hàng Việt Nam, có 31 ngân hàng được bảo lãnh bán nhà trên giấy, tức chiếm gần 90%, còn các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì 100% đáp ứng được tiêu chuẩn.

4 ngân hàng Việt không có tên xuất hiện trong bảng danh sách này chính là 3 ngân hàng từng bị mua lại 0 đồng là OceanBank, GPBank và CB (VNCB cũ) cùng với ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt DongABank.


Danh sách các ngân hàng được NHNN chấp thuận cho bảo lãnh bán nhà trên giấy
Ngọc Toàn
Theo Infonet

Sổ đỏ và những giải đáp của luật sư xung quanh thắc mắc người dân

Sau khi Thanh Niên đăng tải các bài viết liên quan về nội dung của Thông tư 33/2017 mới ban hành và có hiệu lực vào ngày 5.12 tới, nhiều độc giả đã đặt các câu hỏi liên quan cũng như những thắc mắc chưa rõ.

Hỏi: Thông tư 33 có xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân hay không vì đất không thể là tài sản chung của cả những người không đóng góp vào tài sản ấy?
LS Nguyễn Đức Chánh: Thông tư 33/2017 của Bộ Tài nguyên Môi trường là quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

Trong đó có nội dung sửa đổi về ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đối với Hộ gia đình sử dụng đất theo Thông tư 23/2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành trước đây.
Việc xác định hộ gia đình sử dụng đất là theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Theo đó thì: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.
Do vậy, không có chuyện Thông tư này xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.
Hỏi: Tôi có thằng cháu họ ở chung, có được đưa tên nó vào sổ không nhỉ?
LS Nguyễn Đức Chánh: Thứ nhất, theo quy định khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất".
Thứ hai, tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan.
Như vậy, nếu như cháu họ của bạn không có quan hệ nuôi dưỡng, không đóng góp, cùng nhau tạo lập nên tài sản đương nhiên không được xác định là thành viên hộ gia đình.

Hỏi: Khi tôi bán nhà hoặc đất mà con tôi không ký thì làm sao bán được? Mà tài sản này là của riêng hai vợ chồng tôi (là cha và mẹ)?
LS Nguyễn Đức Chánh: Như bạn thông tin thì đây là tài sản của vợ/chồng bạn và không phải của hộ gia đình nên đương nhiên vợ chồng bạn toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng cũng như việc chuyển quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà ở mà không cần phải có sự đồng ý của con bạn.
Chỉ khi nào đây là quyền sử dụng đất cấp cho Hộ gia đình mà con bạn là thành viên hộ gia đình, thì việc chuyển quyền sử dụng đất mới phải có sự đồng ý (bằng việc trực tiếp hoặc ủy quyền chuyển nhượng) của con bạn.
LS Nguyễn Đức Chánh
Vũ Phượng ghi

Phê duyệt Quy hoạch Khu đô thị mới Tây Nam xã Tân Lập

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6438/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Đô thị mới Tây Nam xã Tân Lập, huyện Đan Phượng. Địa điểm: Các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và các xã Đức Thượng, Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội.


Theo đó, Quy hoạch có quy mô diện tích nghiên cứu khoảng 769.845m2 (77ha); Quy mô dân số khoảng 10.994 người. Quy hoạch nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu ở của người dân huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức nói riêng cũng như nhu cầu của TP Hà Nội nói chung, khai thác thế mạnh của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; Tạo lập không gian đô thị mới hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với với khu đô thị xung quanh.

Điểm nhấn là khu cây xanh TDTT với hệ thống hồ điều hòa tại nút giao giữa các trục đường chính đô thị tại trung tâm khu vực quy hoạch, mang lại không gian xanh, vui chơi, nghỉ dưỡng cũng như góp phần điều hòa không khí cho khu vực đô thị; Dọc 2 bên tuyến đường mặt cắt 40m (theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) bố trí dãy nhà thấp tầng (có tầng cao từ 1-5 tầng), tạo trục không gian hài hòa. Các công trình thấp tầng thiết kế với giải pháp kiến trúc linh hoạt, hợp lý, khai thác tốt không gian xanh trong lõi các nhóm nhà ở; Khu Trung tâm y tế được bố trí phía Đông Bắc của khu, cao 7 tầng, phục vụ nhu cầu của khu vực và khu dân cư lân cận; Trong khu vực được bố trí nhà trẻ, mẫu giáo cao 2 tầng đảm bảo bán kính phục vụ khu vực; Hệ thống cây xanh đơn vị ở, cây xanh nhóm nhà ở được bố trí phân tán để tạo cảnh quan cho nhóm nhà ở cao tầng, thấp tầng và các công trình công cộng, trường học...
UBND TP giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức, kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ và Quy định quản lý đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Đô thị mới Tây Nam xã Tân Lập, huyện Đan Phượng phù hợp Quyết định này. Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đan Phượng, UBND huyện Hoài Đức và Công ty cổ phần đầu tư DIA tổ chức công bố công khai Quy hoạch chi tiết được duyệt cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện. Công ty cổ phần đầu tư DIA tổ chức lập, thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm mốc giới mạng lưới đường giao thông theo đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt tại Quyết định này để thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa, bàn giao cho Chính quyền địa phương quản lý.
Giao UBND huyện Đan Phượng kiểm tra, rà soát Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đất dịch vụ (đất cơ chế), đất ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Đô thị mới Tây Nam xã Tân Lập, huyện Đan Phượng được phê duyệt tại quyết định này và Quy hoạch phân khu đô thị khu vực đã được phê duyệt; Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, Chủ tịch UBND các xã Tân Lập, Tân Hội, Đức Thượng, Đức Giang chịu trách nhiệm: Kiểm tra, quản lý, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; Phối hợp và tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
(theo tin tức Báo mới)

Dự án Bãi Dài của chủ đầu tư Vịnh Nha Trang - dự án THE ARENA CAM RANH

Dự án Bãi Dài của chủ đầu tư Vịnh Nha Trang - dự án THE ARENA CAM RANH

Với chính sách vay vốn thì chỉ cần hơn 300 triệu ( tương đương 25% giá trị căn hộ), anh có ngay 1 cơ hội sở hữu, nghỉ dưỡng và đầu tư hấp dẫn tại Cam Ranh.
Bên cạnh đó CĐT sẽ bàn giao full nội thất tiêu chuẩn 5* ( giường tủ, bàn ghế, ti vi, tủ lạnh...) khi anh đặt cọc mua thành công 1 căn hộ tại dự án ạ.


Tiến độ thanh toán

Đợt 1: Quyền chọn mua căn hộ cọc 50 triệu
Đợt 2: 10 ngày sau đợt 1, nộp 15% chưa VAT đã bao gồm 50 triệu
Đợt 3: 30 ngày sau đợt 2, nộp 10% chưa VAT
Đợt 4: 30/6/2018 nộp 5%  + VAT của tổng cộng 30% đã đóng và ký HĐMB

Nếu anh chọn vay NH, VietinBank sẽ giải ngân ngay tại thời điểm 30/6, anh được ân hạn nợ gốc và LS 0% đến thời điểm bàn giao căn hộ (03/2020)
+ Trong trường hợp ko vay NH, thanh toán theo tiến độ bằng vốn tự có anh được chiết khấu 4%, thanh toán nhanh 70% được chiết khấu 5.2%, thanh toán nhanh 95% được chiết khấu 6.5% anh nhé!

Tiến độ được chia thành 14 đợt, dự kiến bàn giao là 03/2020

GIÁ BÁN: từ 960 TRIỆU/CĂN, đơn giá 30-33 triệu/m2

Liên hệ: Mr Quyền - 01255293979





Ngân hàng sẽ hạn chế cho vay BĐS trung và cao cấp

Trong phiên chất vấn Thống đốc Lê Minh Hưng, nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng về tình trạng cho vay bất động sản (BĐS), chứng khoán ồ ạt để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm.
Thống đốc khẳng định tăng trưởng tín dụng không phải là áp lực. “Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng không phải là bắt buộc, bắt các ngân hàng phải đạt được mà chỉ là định hướng chỉ đạo điều hành”, ông Hưng nói và cho biết NHNN sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng, vốn để sản xuất kinh doanh.

Đối với lĩnh vực BĐS, NHNN đã điều chỉnh để kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, nâng cao các chỉ số rủi ro… Việc cho vay sẽ hạn chế với phân khúc BĐS trung và cao cấp, mà tập trung vào nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội.

Cung theo ông Hưng, tỷ trọng cho vay chứng khoán hiện rất thấp ở mức 10.000 tỷ và giảm đến 40% so với năm 2016 và nợ xấu rất thấp.

“Có nhiều quy định cho vay trong lĩnh vực chính khoán, như ngân hàng chỉ được cho vay 5% vốn điều lệ của ngân hàng, và ngân hàng có nợ xấu dưới 3% mới được cho vay chứng khoán”, ông nói.


Việc cho vay sẽ tập trung vào nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Ảnh minh hoạ: Người Lao Động.


Trong phiên chất vấn chiều ngày 16/11, Thống đốc cho biết tăng trưởng tín dụng trong 10 tháng đầu năm đạt 13,66%, cách xa mục tiêu 18% trong năm nay.

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn), những lĩnh vực như dịch vụ, nông nghiệp tạo nhiều việc làm cho xã hội sẽ khó tiếp cận vốn vay do tín dụng đổ vào BOT giao thông, BĐS với những dự án lớn, thời gian vay dài. Vấn đề này cần phải có giải pháp.

Trước thực tế này, Thống đốc khẳng định sẽ kiểm soát chặt việc cho vay BĐS, BOT. Một số ngân hàng thời gian qua đã cho vay BOT nhưng NHNN cũng đã kiểm soát chặt dòng tín dụng vào BOT, BĐS. Trong 10 tháng đầu năm, cho vay BĐS đã giảm so với năm ngoái (trên 10%) xuống còn khoảng 7,1%. Tỷ trọng cho vay BOT chỉ chiếm 1,5% tổng dư nợ, nợ xấu kiểm soát, tốc độ tăng tín dụng cũng thấp hơn năm trước.

Thống đốc cho biết, trong thời gian tới, NHNN vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát tín dụng BOT, BĐS nhưng do nhu cầu lớn, ngân hàng vẫn tiến hành cho vay với nhà đầu tư có năng lực, phương án tốt.

“Việc cho vay BĐS cũng được kiểm soát bằng tỷ lệ, ví dụ giảm vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn”, Thống đốc khẳng định.

(Theo Zing)
 
Sàn giao dịch Bất động sản metaLands . Design by Mr Quyen