Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số

Hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngày 03/03/2017

Từ ngày 03/03/2017, Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết Luật đất đai sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, sẽ mở rộng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong nhiều trường hợp. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn việc c��p Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:


Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014

Đối với trường hợp người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp sau:

- Sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng mà nay đất đó không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, cũng không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông, không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác

- Đang sử dụng đất lấn, chiếm thuộc quy họach bị UBND cấp tỉnh thu hồi, nhưng được Ban Quản lý rừng xem xét giao khoán hoặc đã lấn, chiếm và nay đang dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhà ở và không thuộc quy họach bảo vệ và phát triển rừng

- Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép

Nếu thuộc một trong các trường hợp sau mà không có tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định sau:

- Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương nếu đã sử dụng đất ổn định trước 15/10/1993; diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương nếu sử dụng đất ổn định từ 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014.

Trường hợp 2: Được giao đất không đúng thẩm quyền

Nếu người đề nghị cấp GCNQSĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất đựơc giao không đúng thẩm quyền trước 01/7/2004, đất đó không có tranh chấp, phù hợp với quy họach nhưng tại thời điểm cấp GCN có nhà ở hoặc không có nhà ở thì được xem xét cấp GCN và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Trường hợp 3: Đối với diện tích đất tăng thêm so với Giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất

Lưu ý: Nếu đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên GCN đã cấp hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi với ranh giới thửa đất tại thời điểm có GCN hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được xem xét cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

* Nếu diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có GCN:

- Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo Điều 79, Khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Và thủ tục cấp đổi GCN cho thửa đất gốc là thửa đất chưa có diện tích đất tăng thêm theo Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp thửa đất này đã có GCN về quyền sử dụng đất mà không yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa đất.

Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp GCN, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao GCN cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã;

- Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo Điều 79, Khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và thủ tục cấp GCN lần đầu cho thửa đất gốc theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất .

Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận vào Đơn đăng ký, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp GCN, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao GCN cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.

* Nếu diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trước 01/7/2014 mà diện tích đất tăng thêm đó có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

- Thực hiện thủ tục cấp lần đầu đối với diện tích đất tăng thêm theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và thủ tục cấp đổi GCN cho thửa đất gốc theo Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu thửa đất gốc đã được cấp GCN.

Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp GCN, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao GCN cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã;

- Thực hiện thủ tục cấp GCN lần đầu cho toàn bộ diện tích thửa đất theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

* Nếu diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

- Nếu người sử dụng đất không vi phạm pháp luật đất đai thì được xem xét cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm theo Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Nếu diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai trước 01/7/2014 thì xem xét cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm theo Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Nếu diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất được giao trái thẩm quyền trước 01/7/2014 thì xem xét cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm theo Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Thủ tục cấp GCN đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và cấp đổi GCN cho thửa đất gốc theo Điều 76 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu thửa đất gốc đã được cấp GCN.

Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp GCN sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao GCN cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với toàn bộ diện tích thửa đất thực hiện theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Trường hợp 4: Đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau

Nếu chung cư kết hợp với văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại, nếu chủ đầu tư có nhu cầu và có đủ điều kiện thì được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho một hoặc nhiều căn hộ, văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại thuộc sở hữu của chủ đầu tư.

Trường hợp 5: Đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa chuyển quyền

Đó là trường hợp đang sử dụng đất thuộc nhóm sau đây mà chưa được cấp GCN và không thuộc trường hợp đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền chỉ có GCN của bên chuyển quyền thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước 01/01/2008

- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ 01/01/2008 đến trước 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định

- Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước 01/7/2014.

Cơ quan tiếp nhận không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất:

Theo Thư viện pháp luật

Những hồ sơ cần thiết để làm sổ đỏ từ mua bán giấy tay


Theo báo cáo của Văn phòng đăng ký đất đai TP, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho những trường hợp mua bán giấy tờ tay, đã có hàng ngàn trường hợp chỉnh sửa giấy tờ.
Cụ thể, người dân đã điều chỉnh ngày mua bán rơi vào khung thời gian từ ngày 1/7/2004 đến 1/1/2008 cho phù hợp với Nghị định 01. Nhưng những hồ sơ "chạy thời gian" đều được lực lượng chức năng kiểm tra và phát hiện nhanh chóng.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT Tp.HCM cho biết, bên cạnh việc căn cứ vào giấy tờ viết tay của người dân thì đơn vị xử lý hồ sơ còn thẩm tra từ danh sách báo cáo hàng năm, hình ảnh vệ tinh và kiểm chứng lại cán bộ địa bàn. Vì vậy, các trường hợp “qua mặt” cơ quan nhà nước đều bị phát hiện.




Theo ông Thắng, người dân đang sử dụng nhà đất giao dịch giấy viết tay thuộc khung thời gian mà Nghị định 01 cho phép, nên chuẩn bị các hồ sơ như sau:


Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nếu có; Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Người đề nghị cấp giấy chứng nhận có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ về hiện trạng sử dụng đất; trường hợp đất chuyển nhượng trước đó không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì xác nhận nguồn gốc, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra bản trích đo địa chính hoặc thực hiện việc trích lục, trích đo thửa đất; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, ngoại trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp; chuẩn bị hồ sơ để trình ký giấy chứng nhận.

Đồng thời, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao (nếu người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại cấp xã).

(Theo Người lao động)

Theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014 mà đã ở ổn định trên diện tích đó thì vẫn được cấp sổ đỏ.

Nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 3/3 cho phép việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ mở rộng thêm 5 trường hợp sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014, đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp sau:

- Sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng mà nay đất đó không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, cũng không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông, không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác

- Đang sử dụng đất lấn, chiếm thuộc quy họach bị UBND cấp tỉnh thu hồi, nhưng được Ban Quản lý rừng xem xét giao khoán hoặc đã lấn, chiếm và nay đang dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhà ở và không thuộc quy họach bảo vệ và phát triển rừng

- Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng đã có nhà ở và sử dụng đất ổn định trước 15/10/1993.

2. Được giao đất không đúng thẩm quyền

Nếu người đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất đựơc giao không đúng thẩm quyền trước 1/7/2004, đất đó không có tranh chấp, phù hợp với quy họach nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận có nhà ở hoặc không có nhà ở thì được xem xét cấp giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.


3. Đối với diện tích đất tăng thêm so với Giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất

Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.

4. Đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau

Nếu chung cư kết hợp với văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại, nếu chủ đầu tư có nhu cầu và có đủ điều kiện thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho một hoặc nhiều căn hộ, văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại thuộc sở hữu của chủ đầu tư.

5. Đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa chuyển quyền

Trường hợp đang sử dụng đất thuộc nhóm: nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước 1/1/2008, đất chuyển nhượng, tặng cho từ 1/1/2008 đến trước 1/7/2014 mà có giấy về quyền sử dụng đất hoặc đất thừa kế có quyền sử dụng trước 1/7/2014. Cơ quan tiếp nhận không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất.

Đánh thuế nhà thứ 2 trở lên: Nhằm chống đầu cơ bất động sản

Đề xuất đánh thuế căn hộ thứ 2 trở lên của Bộ Tài chính nhận được nhiều ý kiến đồng thuận với mong muốn đưa thị trường bất động sản đi vào ổn định và đáp ứng được những người có nhu cầu thực.
Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất về việc đánh thuế căn nhà thứ hai trở lên. Theo đề xuất, dù hiện nay Nhà nước có nhiều khoản thu liên quan đến bất động sản (BĐS) thông qua các chính sách thuế, phí và lệ phí nhưng chưa có thuế tài sản hoặc thuế BĐS như thông lệ quốc tế.

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn thu ngân sách chủ yếu đến từ thuế tài sản. Nhiều quốc giá đánh giá thuế tài sản là loại thuế trực thu, có khả năng động viên tương đối sát với khả năng đóng góp thực tế của người chịu thuế bởi vì thuế đánh vào những tài sản cụ thể, đặc biệt là nhà và đất.

Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện tại, chính sách thuế liên quan đến tài sản chưa đáp thể hiện được vai trò là một nguồn thu ổn định cho Ngân sách Nhà nước. Thuế sử dụng đất của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 0,15% tổng thu ngân sách và khoảng 0,03% tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Hơn nữa, trong những năm gần đây, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng, từ 1.400 USD năm 2013 lên 2.200 USD năm 2016. Theo dự báo, đến năm 2020, thu nhập bình quân sẽ tăng lên 3.400 USD nên người dân sẽ càng có xu hướng nắm giữ, sở hữu, đầu tư BĐS.

Do vậy, theo Bộ Tài chính, việc nghiên cứu, ban hành Luật Thuế tài sản là cần thiết. Điều này không những giúp xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế mà còn góp phần bình ổn thị trường BĐS, hạn chế đầu cơ và sử dụng lãng phí BĐS.

Ngăn tích trữ đầu cơ bất động sản


Nhiều chuyên gia bày tỏ đồng thuận với Bộ Tài chính và cho rằng, với tình hình hiện nay, quyết định đánh thuế như trên là phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn xuất hiện tình trạng đầu cơ. Những người sở hữu từ 2 căn hộ, tài sản BĐS trở lên chiếm số lượng không hề nhỏ. Hơn nữa, việc áp thuế căn nhà thứ 2 trở lên sẽ chỉ tác động đến những người có nhiều tiền, sở hữu nhiều nhà, chứ không tác động đến người nghèo.

Tuy vậy, cũng có ý kiến nhận định rằng cần phải cân nhắc lại đề xuất trên, bởi áp thuế như vậy trở lên sẽ gây ra những bất công giữa người sở hữu nhiều nhà nhưng có diện tích nhỏ hẹp với người sở hữu ít nhà nhưng có diện tích lớn.

Sở dĩ như vậy vì theo như quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), không nên áp thuế căn nhà thứ 2 trở lên đối với nhà tái định cư, nhà ở xã hội, nhà cấp 4 hoặc nhà thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, không nên thu thuế này đối với các hộ gia đình mua thêm nhà thứ 2, thứ 3... nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này dưới 200m2 nhằm đảm bảo tính công bằng, hợp lý.

Đồng quan điểm với Bộ Tài chính, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, việc đánh thuế BĐS dạng này sẽ chỉ ảnh hưởng đến người giàu chứ không tác động lên người nghèo.

Tuy vậy, ông Đực cũng lưu ý, người mua có thể nhờ bạn bè hoặc người thân đứng tên nên việc xác định được nhà thứ 2, thứ 3 để đánh thuế chủ sở hữu không hề đơn giản. Ngoài ra, người dân đã phải nộp nhiều loại thuế, phí khác nhau khi mua nhà. Do vậy, nếu thực hiện thu thuế tài sản như đề xuất của Bộ Tài chính, cơ quan ban hành cần củng cố cơ sở vững chắc để người dân không hiểu sai theo kiểu “thuế chồng thuế”.

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: “Nếu như đánh thuế lũy tiến vào trường hợp nhiều nhà thì chắc chắn sẽ chống được đầu cơ”. Theo ông Võ, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thu thuế theo hình thức này từ lâu.

Ông Võ cũng cho rằng, khi áp thuế nhà thứ 2 trở lên, mức thếu phải nộp rất cao sẽ khiến người sở hữu nhiều nhà sẽ từ bỏ ý định tích trữ nhà và hạn chế được đầu cơ. Như vậy, thị trường BĐS sẽ ổn định và đáp ứng được nhu cầu thật của người tiêu dùng.

(Theo VOV)

Chung cư chưa có sổ hồng có được chuyển nhượng không?

Hỏi: Gia đình tôi có mua một căn hộ chung cư và về sống được hơn 1 năm, nhưng chưa có sổ hồng. Hiện gia đình tôi có kế hoạch chuyển chỗ ở và muốn bán lại căn hộ đang ở. Vậy tôi có được chuyển nhượng căn hộ chung cư khi chưa có sổ hồng không?
Theo quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014, điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch được quy định như sau:

1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không thuộc diện đang có khiếu nại, tranh chấp, khiếu kiện về quyền sở hữu hoặc đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Những điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

2. Các giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:


a) Thế chấp, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai;

b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hoặc mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

d) Cho mượn, thuê, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

đ) Nhận thừa kế nhà ở;

e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó).

Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở; đồng thời có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Nếu trường hợp mua bán của bạn không thuộc trường hợp không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, thì bạn không thể thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở, vì hợp đồng mua bán nhà ở phải công chứng mà bạn lại không có sổ hồng. Song, hai bên vẫn có thể lập hợp đồng đặt cọc để đảm bảo việc bạn sẽ bán căn hộ này cho người mua hoặc lập vi bằng hành vi mua bán nhà ở của 02 bên - do cơ quan thừa phát lại thực hiện.

Khi lập hợp đồng đặt cọc thì hai bên chỉ cần lập thành văn bản, có chữ ký của người mua - người bán là có giá trị pháp lý. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng/chứng thực nhưng nếu có nhu cầu thì bạn có thể đi công chứng/chứng thực hợp đồng đặt cọc.
TTOnline

Đất không có sổ đỏ có được bồi thường khi bị thu hồi?

Hỏi: Hiện tại, gia đình tôi có mảnh đất diện tích gần 100m2 xây nhà do bố tôi để lại từ năm 2002 (có Hợp đồng tặng cho có công chứng, chứng thực). Nhà tôi sống yên ổn từ đó đến nay, có đóng thuế đầy đủ nhưng do một số lý do tôi chưa đi làm sổ đỏ. Sắp tới, Nhà nước sẽ thu hồi một phần diện tích đất nhà tôi vì có dự án làm đường. Xin hỏi với trường hợp của gia đình tôi thì có được bồi thường phần đất mà nhà nước thu hồi không?
Trả lời:

Việc Nhà nước thu hồi đất làm đường thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng, quốc gia, theo quy định tại Điều 62 Luật Đất đai năm 2013.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013, để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng, quốc gia, thì cá nhân hoặc hộ gia đình đang sử dụng đất phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).

Đồng thời, có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp.

Trường hợp này, gia đình bạn chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất có diện tích 100m2. Nhưng theo nội dung bạn cung cấp thì gia đình bạn đang sử dụng đất ổn định và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Điểm c khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 quy định, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định mà có Giấy tờ hợp pháp về tặng cho quyền sử dụng đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Gia đình bạn có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này đồng nghĩa việc gia đình bạn đủ điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng, quốc gia.

Như vậy, dù gia đình bạn chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất 100m2 nhưng vẫn có thể được bồi thường phần đất mà nhà nước thu hồi theo quy định pháp luật.
TTONLINE

Cần bán một số Lô view đẹp: KĐT Nam Vĩnh Hải - Nha Trang

Cần bán một số lô view đẹp : KĐT Nam Vĩnh Hải

Lô LK09- hướng Đông, đường 11m, ngay lô góc, diện tích 100m2, giá 14,5tr/m2
Lô: LK08 - hướng Đông, đường 11m, diện tích 100m2, giá 12,8tr/m2
Lô: LK04 - hướng Bắc, đường 11m, diện tích 102,5m2, giá 10,3tr/m2 Lô: LK07 - hướng Nam, đường 11m, diện tích 80m2, giá 11,8tr/m2 Lô: LK04 - hướng Nam, đường 16m, diện tích 102,5m2, giá 15,8tr/m2

===> Khách hàng có nhu cầu liên hệ: 01255293979 - 0905053369(Mr Quyền) 
======================================================================================
* Thông tin dự Án KĐT: Nam Vĩnh Hải

Dự án Khu đô thị Nam Vĩnh Hải có nhiều ưu điểm vượt trội so với những dự án đất nền khác tại Nha Trang như : Cơ sở hạ tầng đã được xây dựng hoàn chỉnh, vị trí dự án nằm tại khu vực tập trung đông dân cư, nơi giao thương buôn bán sầm uất là chợ Vĩnh Hải, và trong thời gian tới, sẽ tập trung khá nhiều các trường cao đẳng, đại học, thì đây là dự án được đánh giá rất cao.


Dự án có diện tích 32,88 ha, nằm tại Phường Vĩnh Hải, Thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa do Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Sản – APROMACO làm chủ đầu tư. Phía Bắc của dự án giáp với Đài Phát Xạ khu vực Đồng Đế và Khu dân cư; Phía Nam giáp với đường Nguyễn Khuyến; phía Đông giáp khu dân cư và Phía Tây giáp với đường sắt Bắc Nam, khu bắc Hòn Nghê.
Chủ đầu tư đã thực hiện xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh trên cơ sở quy hoạch 1/500 được duyệt. Dự án có quy mô trên 6.000 người với mật độ xây dựng 25,41%, hệ số sử dụng đất là 1,37.
Diện tích đất ở của dự án là 14,47 ha, trong đó đất chung cư 5,8 ha, đất chia lô tái định cư (nhà liên kế phố) 3,86 ha, đất biệt thự 4,79 ha, đất cây xanh, hồ điều hòa 4,6 ha. Không gian trọng tâm của dự án bao gồm Khu nhà ở liên kế bố trí dọc theo các trục đường phố chính; khu nhà ở biệt thự bố trí ven khu vực hồ điều hòa phía Tây dự án; chung cư cao tầng bố trí tại phía Đông dự án kết nối khu phía Tây và Khu dân cư hiện có tạo điểm nhấn cho khu đô thị. Các công trình dịch vụ công cộng, công viên cây xanh được bố trí xen kẽ giữa các khu nhà ở và phân bố trên toàn khu đất. Trục giao thông có cảnh quan đẹp được xác định theo hướng Đông Tây nối khu hành chính công cộng với khu vực nhà ở. Các công trình ở đây được bố trí xây dựng từ 2 đến 12 tầng, mật độ xây dựng khoảng từ 30% đến 77%. 
Khu đô thị Nam Vĩnh Hải được hình thành trên một diện tích đất rộng lớn, cao ráo. Điểm lại lịch sử các trận mưa lũ lớn trong các năm qua, chưa bao giờ thấy khu vực này bị một lần ngập lụt. Từ dự án ra chợ Vĩnh Hải cách chưa đầy 10 phút đi bộ, cách bệnh viện chưa đầy 5 phút, dự án có Trung tâm huấn luyện thể dục- thể thao; ký túc xá sinh viên đại học; khu nghỉ dưỡng tắm bùn chất lượng năm sao; đặc biệt thiết kế dự án có nhiều cây xanh, hồ điều hoà với mặt nước mát mẻ. Trong bán kính 1 km từ dự án ra là các cơ sở y tế và hệ thống giáo dục hoàn chỉnh : Trường tiểu học Vĩnh Hải, Trường ĐH Thái Bình Dương, KTX Đại Học Khánh Hòa, trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, Cao đẳng Sư Phạm TW Nha Trang… Dự án Khu đô thị Nam Vĩnh Hải còn được kết nối hệ thống giao thông tương đối tốt, bạn có thể đi vào trung tâm TP Nha Trang với nhiều con đường khác nhau, và điều khách hàng quan tâm và lựa chọn khu đô thị Nam Vĩnh Hải đó là dự án chỉ cách bờ biển Nha Trang vào khoảng 15 – 20 phút đi bộ.
Thanks..!




 
Sàn giao dịch Bất động sản metaLands . Design by Mr Quyen