Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số

Quy định về trình tự, thủ tục chia tách thửa đất

Hỏi: Tôi định gom mấy thửa đất liền kề để chia và làm sổ riêng cho mấy người con. Vậy xin hỏi trình tự, thủ tục thực hiện quy định như thế nào?

Hỏi về quy định về trình tự, thủ tục chia tách thửa đất
Trả lời:

Theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất như sau:

Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đề nghị tách thửa, hợp thửa bao gồm đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa (theo Mẫu
số 11/ĐK) và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.


Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa; cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách; Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền; xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trên đây chỉ là những quy định chung về thủ tục tách thửa, hợp thửa đất, vì vậy bạn cần trực tiếp đến Văn phòng đăng ký đất đai (cấp huyện) để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Luật sư Lương Nguyễn Khánh Văn
(Giám đốc Khối Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Công ty Luật LP Group)

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Cần bán lô đất góc đẹp Diên An-Diên Khánh 241m2

Cần bán lô đất Diên An-Diên Khánh:
- Diện tích:241m2
- Đường rộng 6m
- thổ cư:100%
Giá cần bán: 4t/m2
Vị trí đất:https://goo.gl/maps/dMyKKghAQe42
Liên hệ: 01255293979 - gặp Mr Quyền


Diễn biến thị trường BĐS trong chu kỳ 10 năm dưới góc nhìn chuyên gia

Thị trường bất động sản (BĐS) trong giai đoạn 2006 - 2015 tuy đã trải qua những năm thăng trầm, nhưng sau mỗi giai đoạn 5 năm thì quy mô thị trường lại có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi.
Dưới đây là bài viết của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM về diễn biến thị trường BĐS từ năm 2006 đến nay.


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM
Thị trường BĐS là một trong những thị trường có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, có quan hệ trực tiếp với các thị trường xây dựng, thị trường nguyên vật liệu thiết bị, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường lao động.

Thị trường BĐS cả nước và Tp.HCM đã manh nha hình thành ngay từ năm 1987 sau khi thành phố thực hiện chủ trương bán hóa giá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê sử dụng, tuy nhiên chỉ thực sự hình thành từ năm 1993 sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai đầu tiên và Pháp lệnh Nhà ở, tạo khuôn khổ pháp lý ban đầu cho việc cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

Hoạt động của thị trường BĐS trong hơn 20 năm qua đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; theo quy luật phổ biến và thường diễn biến theo hình SIN bất đối xứng.

Sự phát triển của thị trường thời gian qua phụ thuộc vào 5 yếu tố, gồm: Quy luật cạnh tranh; Quy luật giá trị; Quan hệ cung - cầu; Chính sách, cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước; Hành vi đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư dưới sự tác động của chính sách, cơ chế, hoặc do yêu cầu của thị trường.

Thị trường BĐS thường trải qua các giai đoạn phát triển: tăng trưởng - ổn định - nóng sốt - đóng băng - trầm lắng - phục hồi và tăng trưởng trở lại... Trong đó, "cơn sốt" BĐS xảy ra vào các thời điểm năm 1993; năm 2001 - 2002; nửa cuối năm 2010; điển hình là "bong bóng" BĐS đã đạt đỉnh vào năm 2007.

Giai đoạn thị trường bị khủng hoảng suy thoái hoặc đóng băng rơi vào các năm 1995 - 1999; nặng nề nhất là từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009, và giai đoạn năm 2011 - 2013; giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại vào các năm 2003 - 2006; cuối năm 2009 đến giữa năm 2010; giai đoạn từ năm 2013 cho đến nay.


Các giai đoạn thị trường bị khủng hoảng sốt "bong bóng" hoặc bị đóng băng đều tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, hệ thống ngân hàng, người tiêu dùng và đội ngũ công nhân, lao động.


Dự báo thị trường địa ốc sẽ vẫn tiếp tục giữ được đà phục hồi và tăng trưởng
cơ bản ổn định, không có biến động lớn
Thị trường BĐS có xu thế tăng trưởng, lên, xuống cùng chiều với sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó có tác động có tính chất nền tảng của quá trình đô thị hóa, phát triển hạ tầng đô thị, trước hết là hạ tầng giao thông; đồng thời, có tác động trực tiếp của hệ thống chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ; có tác động của hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế thông qua quá trình điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Trong giai đoạn 2006 - 2015, mặc dù đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, nhưng sau mỗi giai đoạn 5 năm thì quy mô thị trường BĐS Tp.HCM có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi. Cụ thể, giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng là 0,9 lần, nhưng trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng đạt 1,6 lần, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, giữ được vai trò đầu tàu của nền kinh tế cả nước.

Năm 2016 và 8 tháng đầu năm 2017, thị trường BĐS đã có dấu hiệu chững lại, đặc biệt là trong phân khúc căn hộ cao cấp từ 03 phòng ngủ trở lên, BĐS du lịch nghỉ dưỡng, song nhìn toàn cục thị trường vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định.

Dự báo trong giai đoạn 2016-2020, thị trường sẽ có sự tái cấu trúc mạnh mẽ, tái cơ cấu sản phẩm để giải quyết hiện tượng lệch pha cung - cầu đang thiên về phân khúc BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chuyển mạnh sang phân khúc nhà ở, căn hộ vừa và nhỏ, có giá vừa túi tiền đang có nhu cầu thực rất lớn và có tính thanh khoản cao; đồng thời, kiểm soát tín dụng chặt chẽ để khắc phục hiện tượng lệch pha dòng tiền, tín dụng vào một số doanh nghiệp lớn.

Các giải pháp quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ và chính quyền các cấp, đặc biệt là hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu với khối lượng khoảng 300 ngàn tỷ đồng, trong đó có khoảng 60-70% được đảm bảo bằng BĐS thì sẽ vừa giải quyết được nợ xấu, vừa tái khởi động lại các dự án BĐS đang bị ngừng triển khai, khai thông thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án (M&A).

Vì vậy, có thể dự báo thị trường địa ốc sẽ vẫn tiếp tục giữ được đà phục hồi và tăng trưởng cơ bản ổn định, không có biến động lớn trong thời gian tới.

(Theo Trí thức trẻ)

Cần bán gấp lô đất thổ cư 100% ở xã Vĩnh Ngọc

Cần bán lô đất thổ cư 100% ở xã Vĩnh Ngọc
- diện tích 66m2(ngang 6,86m dài 10m)
- thổ cư: 100%
Tiện ích: gần chợ, gần nhà thờ chợ mới Vĩnh Ngọc DT 66m2; ngang 6,86; dài 10m . Đường rộng 3m. Ai có nhu cầu xin liên

Liên hệ: 01255293979 - gặp Quyền



Cần tiền Bán gấp Nhà chính chủ Xã Diên An- Diên Khánh(265m2)

Cần bán gấp nhà Xã Diên An- Diên Khánh:

- Diện tích nhà và đất: 265m2
-Hướng: Chính Bắc
- Đất sử dụng: 100% thổ cư
- Đường bêtong(Đường Cầu Cháy)
-Tiện ích: Gần trường, chợ và gần đường 23/10, Thoáng mát thích hợp xây biệt thự vườn.

Liên hệ: 01255293979 - Gặp Quyền



Thứ trưởng Quốc phòng: Giá đất Long Thành đã chênh gần 50%

Thông tin trên được Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Quốc phòng đưa ra tại buổi thảo luận của tổ Quốc hội về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tại buổi thảo luận, tướng Lê Chiêm nói: “Dân Tp.HCM đổ xô về Long Thành để mua đất. Cán bộ ký rất nhiều".

Cũng theo thượng tướng, những người dân ở Long Thành "không bao giờ ở được đất này đâu, họ sẽ lên Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk ở và phát triển kinh tế, còn đất này họ bán, cán bộ ta nhận hết rồi”.

Ngoài ra, vị tướng bộ Quốc phòng cũng cho biết, qua bước đầu nghiên cứu các báo cáo liên quan đến dự án sân bay Long Thành, ông nhận thấy các con số “chạy”, “đợt trước con số khác, giờ con số khác”.

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Giá từ thời điểm ban đầu và đến bây giờ đã chênh gần 50% rồi. Mà ai chịu cái này? Nhà nước mình chịu chứ ai chịu, rồi nhân dân gánh chứ ai gánh”.

Vị tướng quốc phòng bày tỏ lo ngại, nếu bây giờ không làm chặt chẽ, sau này đến khi Quốc hội biểu quyết về dự án với 99% đại biểu tán thành, Chính phủ làm theo hồ sơ trình ra, khi đó Quốc hội chịu khuyết điểm, thế nhưng “khuyết điểm của Quốc hội thì không có ai bị kỷ luật cả”.


Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng phát biểu tại một sự kiện. Ảnh: CTV


Có mặt tại buổi hội thảo, ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang cũng tham gia ý kiến. Ông Vinh phản ánh, thực tế ở địa phương là khi làm dự án, cơ quan chức năng đến từng nơi đo đếm cụ thể mới phát hiện ra hộ trực tiếp sản xuất lại là hộ khác.

Ông Vinh bày tỏ: “Tôi sợ ở Long Thành, cán bộ các cấp mua nhà ở đấy, còn người trực tiếp sản xuất thì không phải là chủ đất”, đồng thời đề nghị, nên làm rõ nội hàm hộ dân trực tiếp sản xuất với chủ đất, như vậy sẽ tránh được những vướng mắc sau này.

“Tiền đền bù không rơi vào hộ trực tiếp sản xuất mà rơi vào hộ có đất”, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang nói.

Theo số liệu báo cáo của Chính phủ, tại Đồng Nai có hơn 4.800 hộ gia đình với trên 15.500 nhân khẩu và 26 tổ chức sử dụng đất bị thu hồi đất và ảnh hưởng để xây sân bay Long Thành. Kết quả khảo sát cho thấy, toàn bộ các hộ dân mong muốn được nhận đất tái định cư sau khi giải tỏa.

Theo quy hoạch, huyện Long Thành sẽ dành 2 khu đất có thể phục vụ nhu cầu tái định cho dự án. Đó là khu đất tại Lộc An, Bình Sơn và Bình Sơn. Hiện tại hai khu đất này là đất vườn cây cao su của Tổng công ty cao su Đồng Nai.

Tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành là hơn 23 nghìn tỷ đồng, nhu cầu vốn từ nay đến 2020 gần 11 nghìn tỷ đồng. Hiện nguồn vốn bố trí từ ngân sách nhà nước là 5 nghìn tỷ đồng, tức còn thiếu gần 6 nghìn tỷ đồng từ nay đến năm 2020.

Theo quyết định được thông qua, Sân bay quốc tế Long Thành sẽ xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thời gian dự kiến khởi công là vào năm 2019. Tổng diện tích triển khai dự án là 5.000ha, khi hoàn thiện sẽ là cảng hàng không quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng bậc nhất quốc gia, trong tương lai sẽ nâng tầm lên khu vực Đông Nam Á. Dự án gồm 3 giai đoạn triển khai với khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn I đến năm 2025 là 5,45 tỷ USD.
(Theo Vnexpress)

Tp.HCM: Biến siêu dự án nhà tái định cư thành nhà ở thương mại?

Thị trường bất động sản Tp.HCM gần đây xôn xao về thông tin một doanh nghiệp có tuổi đời 4 tháng đã mua hơn 3.000 căn hộ tại siêu dự án tái định cư lớn nhất Sài Gòn để bán theo diện căn hộ thương mại.
Siêu dự án tái định cư hoang vắng

Tháng 4/2015, Khu tái định cư Bình Khánh (phường Bình Khánh, quận 2, Tp.HCM) thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, diện tích 38,4 ha được hoàn thiện và đưa người dân vào ở.

Dự án bao gồm 3 khu: Khu 30,2 ha Bình Khánh với 4.216 căn hộ; khu 38,4 ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ; khu 17,3 ha An Phú - Bình Khánh có 1.844 căn, được đầu tư để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của khu đô thị này.

Ưu điểm nổi trội của dự án này là sở hữu vị trí “đất vàng” của quận 2 khi mặt tiền chính nằm ở đường Mai Chí Thọ nối vào hầm Thủ Thiêm đi quận 1 và đường nối vào cao tốc Tp.HCM - Long Thành, mặt sau của dự án nối vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo đại diện Sở Xây dựng Tp.HCM, đây là khu tái định cư lớn nhất của Tp.HCM, được xây dựng từ những năm 2011 để đưa dân giải tỏa từ khu Thủ Thiêm vào ở.

Đại dự án xây dựng khu tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được đầu tư theo phương thức Nhà nước huy động vốn của doanh nghiệp thực hiện, sau đó sẽ thanh toán bằng quỹ đất ở khu vực khác cho chủ đầu tư. Được biết, đây cũng là dự án tái định cư đầu tiên có sự hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Tp.HCM.

Để xây dựng khu đô thị này theo quy hoạch, phải di dời hơn 10.000 hộ dân (tương đương 50.000 người) thuộc 5 phường của quận 2: Bình Khánh, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình An và An Lợi Đông. Trong đó, phường Thủ Thiêm và An Khánh bị giải tỏa trắng.

Tuy nhiên theo khảo sát thực tế, dù hạ tầng nội khu, các block nhà đã hoàn thiện xong nhưng dự án vẫn vắng bóng người ở. Đặc biệt, tại những khu vực đường số 4 - BK, số 8 - BK, số 11 - BK… giữa khu dự án Vietracimex vắng bóng người, nhiều hạng mục đã bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng.


Cảnh hoang tàn và xuống cấp nghiêm trọng của những tòa nhà tái định cư
tại quận 2 do không có người ở.
Theo tìm hiểu, chủ đầu tư Đức Khải là đơn vị có nhiều căn hộ nhất tại khu tái định cư này, với dự án đã hoàn thành gần 80% tiến độ, có sức chứa hơn 1.000 dân, tiện ích nội khu đang được đầu tư bài bản. Đứng thứ hai là Công ty Thuận Việt có dự án hơn 1.200 căn hộ cao 28 tầng ngay mặt tiền Mai Chí Thọ. Hiện chủ đầu tư dự án này đang sơn sửa lại sau thời gian dài xuống cấp vì không có người ở và đã đổi tên thành New City để chuẩn bị chào bán.


Bà Nguyễn Thị Hường, một người dân về sống tại khu tái định cư khu Đức Khải từ đầu năm 2016 cho biết, hiện ở đây mới chỉ có khoảng 500 căn hộ có người ở, còn những block chung cư của các chủ đầu tư khác thì không có ai. Việc các tiện ích nội khu xuống cấp nghiêm trọng, trong khi những khu vực quanh dự án như mặt tiền đường Mai Chí Thọ, khu Thủ Thiêm,… đang là đại công trường xây dựng khiến tình trạng bụi và ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng lớn tới cư dân.

Bà Hường chia sẻ: “Khi sống khu Thủ Thiêm cũ, chúng tôi mưu sinh bằng việc buôn bán ở chợ An Khánh, còn về đây dù hơn 1 năm, nhưng chúng tôi không biết làm gì để sống. Đặc biệt, chi phí ở chung cư luôn cao hơn dưới nhà phố nên ít người muốn về đây ở. Thậm chí có nhiều hộ được giao nhà tái định cư ở đây, nhưng chào bán để đi nơi khác sống".

Mua nhà tái định cư, bán căn hộ thương mại

Mới đây, thị trường Tp.HCM chào đón thêm một doanh nghiệp bất động sản mang tên Công ty TNHH Đầu tư phát triển bất động sản Nam Việt Homes. Ngay sau khi ra mắt vào tháng 6/2017, doanh nghiệp này đã gây xôn xao thị trường với tin đồn đang thương lượng mua lại hơn 3.000 căn hộ tại khu vực tái định cư quận 2 và sẽ bán theo diện nhà ở thương mại. Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Nam Việt Homes cũng đã xác nhận thông tin này.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Tp.HCM, khu vực này hiện được chuyển thành nhà ở giá rẻ, thay vì nhà ở tái định cư như trước đây. Hiện tại chỉ còn khu vực của Công ty Đức Khải là thuộc diện tái định cư, còn sản phẩm của các chủ đầu tư khác được chuyển đổi sang nhà ở giá rẻ, vì chất lượng công trình trong khu vực này được đánh giá đạt chất lượng nhà ở thương mại.

Song giới chuyên gia BĐS cho rằng, việc chuyển từ nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại sẽ tạo ra một số bất cập cho người dân. Nguyên nhân là chất lượng nhà ở tái định cư luôn thấp, mức đầu tư và ngay cả tiền sử dụng đất cũng được ưu tiên hơn. Nếu như doanh nghiệp mua sỉ và bán lẻ theo dạng nhà ở thương mại, với việc áp giá nhà thương mại quận 2 hiện nay thì chủ đầu tư sẽ lãi lớn, chỉ có khách hàng là chịu thiệt hại nặng.

Theo ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản BV Land, hiện Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 (12.500 căn) và Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh (khoảng 2.000 căn) là 2 khu tái định cư lớn nhất Tp.HCM. Tuy nhiên, cả hai khu này đều vắng bóng người ở. Trong khi hiện có rất nhiều khu vực cần giải tỏa như dự án giải tỏa người dân ở nhà ven kênh tại các quận như quận 8, Bình Thạnh, dự án di dời và sửa chữa chung cư cũ tại Tp.HCM… đang vướng vì thiếu chỗ tái định cư.

Ông Vũ đưa ra vấn đề: “Câu hỏi đặt ra là tại sao không dùng những khu nhà ở này để tái định cư cho dự án Thành phố đang triển khai, đặc biệt là khi quy hoạch nhà ở tái định cư Thành phố đã có hướng nhìn lâu dài. Bây giờ thay đổi như vậy sẽ khiến quy hoạch bị phá vỡ”.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng nhà tái định cư rao bán theo hình thức như nhà ở xã hội hiện nay đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là ở quận 2, bởi vị trí nơi đây được cho là “đất vàng” và chính nhờ những lợi thế này mà thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp tham gia đầu tư.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đánh giá: "Nhà ở tái định cư có mục đích là đưa người dân tại các khu giải tỏa về sinh sống, nhưng khi về những khu chung cư cao tầng, người dân không biết làm gì để mưu sinh, trong khi các khoản chi phí tại chung cư rất cao so với thu nhập của người dân sống tại khu tái định cư. Bởi vậy, người dân nhận nhà tái định cư chỉ sinh sống thời gian ngắn rồi rao bán nhà, nếu bán không được cũng bỏ nhà đó mà đi nơi khác sống. Đây là một thực tráng đáng buồn của các khu nhà tái định cư tại Sài Gòn".

(Theo Đầu tư chứng khoán)

 
Sàn giao dịch Bất động sản metaLands . Design by Mr Quyen