Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số

Kết nối đường 23-10 và đường Võ Nguyên Giáp: Sẽ xây dựng 2 tuyến mới

UBND tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý chủ trương đầu tư tuyến đường D30, giao Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư. Đồng thời, giao Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu phương án đầu tư tuyến đường D25. Đây là 2 tuyến đường quan trọng kết nối đường 23-10 và đường Võ Nguyên Giáp.




Đầu tư đường kết nối tuyến 23-10 với đường Võ Nguyên Giáp sẽ giảm áp lực giao thông nội thành TP. Nha Trang (ảnh chụp tại nút giao Mả Vòng, TP. Nha Trang).

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Võ Nguyên Giáp và 23-10 có hướng tuyến song song với nhau, đây là hai tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP. Nha Trang với Quốc lộ 1. Tuy nhiên hiện nay, chưa có tuyến đường nào kết nối giữa hai tuyến đường trên, việc lưu thông trên đường 23-10 lại thường xuyên bị ùn tắc khi có tàu lửa ra vào ga Nha Trang. Cùng với việc triển khai các dự án quan trọng: nâng cấp, sửa chữa cầu Chợ Mới và nút giao thông Ngọc Hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ, gây áp lực lớn lên vấn đề lưu thông trên đường 23-10. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng đường D30 kết nối 2 tuyến đường nói trên là hoàn toàn hợp lý. Đồng thời, phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.
Theo đề xuất đầu tư, tuyến đường D30 sẽ là tuyến phố chính đô thị, có chỉ giới đường đỏ 30m, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hệ thống: nền mặt đường bê tông nhựa, hệ thống thoát nước mưa, điện chiếu sáng và cầu vượt sông Quán Trường. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 116 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 67 tỷ đồng; bồi thường giải tỏa, tái định cư hơn 28 tỷ đồng; còn lại là chi phí quản lý dự án, tư vấn xây dựng, dự phòng... Địa điểm thực hiện dự án tại xã Vĩnh Hiệp và Vĩnh Trung (TP. Nha Trang), tổng diện tích đất dự kiến thu hồi để thực hiện dự án khoảng 3ha. Thời gian triển khai từ năm 2018 đến năm 2020.
Ngày 18-5, UBND tỉnh có văn bản thông báo đồng ý chủ trương đầu tư tuyến đường này nhằm kết nối đường 23-10 và đường Võ Nguyên Giáp, phân luồng, đảm bảo giao thông và hạn chế ách tắc cho khu vực đô thị TP. Nha Trang. Về quy mô đầu tư, chiều dài toàn tuyến là 760m, chiều rộng 30m.
Ông Quách Thanh Sơn - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, sau khi có thông báo đồng ý chủ trương xây dựng tuyến đường D30 của UBND tỉnh, ban đã làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp các tài liệu, hồ sơ liên quan đến dự án để lấy ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trên cơ sở đó, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh thủ tục đầu tư dự án đường D30 theo quy định của Luật Đầu tư công, trình HĐND tỉnh thông qua vào kỳ họp tháng 6-2018.
Ngoài dự án đầu tư, xây dựng tuyến đường D30 đã được đồng ý về mặt chủ trương, UBND tỉnh cũng giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư xây dựng tuyến đường D25 (lộ giới 40m theo Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị phía tây TP. Nha Trang đã được UBND tỉnh phê duyệt). UBND tỉnh lưu ý, trong quá trình nghiên cứu giải pháp kỹ thuật phải bảo đảm đồng bộ kết nối tuyến kênh thoát nước và đường; đề xuất nguồn vốn, tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư kể cả kinh phí thực hiện bồi thường giải tỏa.

(theo TTOL)

Dân đầu cơ “lướt sóng” đất nền Phú Quốc có nguy cơ mất tiền tỷ

Hiện tại, đất nền Phú Quốc không còn nóng sốt hầm hập như vài tháng trước khiến không ít nhà đầu cơ "lướt sóng" như "ngồi trên đống lửa" khi không thoát được hàng.

"Mắc cạn" ở Phú Quốc
Hiện nay, thị trường đất nền (chủ yếu là đất nông nghiệp, đất rừng) tại Phú Quốc giao dịch đã giảm hẳn. Ghi nhận thực tế cho thấy, không còn hiện tượng nhà đầu tư ồ ạt mua bán "lướt sóng", hưởng chênh cao trong thời gian ngắn. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư thứ cấp tìm mọi cách để thoát hàng nhanh.

Chị Nguyễn Hà (ngụ Tp.HCM), đặt cọc 700 triệu đồng mua mảnh đất rộng 500m2 tại đường Búng Gội, xã Cửa Dương với giá mua vào 10 triệu đồng/m2. Cuối tháng 5/2018 là đến hạn đi công chứng sang tên. Nhưng hiện tại chị không gom đủ tiền để đưa hết trong ngày công chứng nên ráo riết rao bán mảnh đất với giá huề.

"Ban đầu tôi chỉ có ý định đặt cọc rồi "lướt sóng" hưởng chênh nhưng rao bán mãi không ai mua nên giờ phải tìm cách bỏ tiền vào mua luôn. Nếu cuối tháng này không đủ tiền hoặc không tìm được người góp vốn tôi sẽ mất cọc 700 triệu đồng với chủ đất", chị Hà cho biết.

Anh Văn Đạt (ngụ Biên Hòa - Đồng Nai) cũng lâm vào tình cảnh tương tự khi đang tìm cách ra hàng nhanh mảnh đất 109m2 tại xã Dương Tơ với giá 16 triệu đồng/m2. Anh Đạt "lao" vào cơn sốt đất đặc khu và sẵn sàng bỏ hơn 1 tỷ đồng để mua miếng đất với hy vọng kiếm chênh vài trăm triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hiện đất rao chưa có người hỏi mua khiến anh Đạt lo lắng vì có thể không thu được vốn bỏ ra.

Hiện những mảnh đất thổ cư, đất nông nghiệp tại thị Trấn Dương Đông, xã Cửa Dương, xã Hàm Ninh… không còn nóng sốt hầm hập như đợt trước. Nhiều nhà đầu tư ôm đất tại các khu vực này tìm mọi cách để ra được hàng.

Anh Vũ Văn Thắng, một nhà đầu tư "ôm" 2 mảnh đất diện tích 300m2/mỗi nền tại xã Hàm Ninh hiện đang rao bán huề vốn nhưng vẫn chưa chốt được giao dịch. "Mặc dù đã gửi nhiều sàn, nhiều môi giới khác nhau rao bán nhưng đã gần tháng nay vẫn chưa môi giới nào báo lại. Nếu tình trạng khó chốt giao dịch, có thể tôi sẽ hạ giá để ra hàng nhanh", anh Thắng lo lắng chia sẻ.

Theo ghi nhận, những thông tin kiểu như "cần bán gấp, bán lỗ…." đã dần xuất hiện tại các các trang tin rao bán đất Phú Quốc. Các chuyên gia thừa nhận, khi cơn sốt đất đi qua, nhà đầu cơ "lướt sóng" có nguy cơ mất tiền tỷ bởi không thể thoát hàng.


Không ra được hàng, thậm chí bán tháo, cắt lỗ là tình trạng đang diễn ra đối với những
nhà đầu tư mạo hiểm "lướt sóng" đất nền tại Phú Quốc. Ảnh: Trí thức trẻ
Anh Hồ Văn Đức, một môi giới tự do cho biết, thực tế có khá nhiều nhà đầu tư "ôm" nhiều sản phẩm cùng lúc trước đó, hiện tại sẵn sàng hạ giá ở một vài nền để đẩy hàng nhanh. Một số nhà đầu tư lại chờ kết quả thanh tra đất đai xong rồi tính tiếp.

"Giao dịch đất đai Phú Quốc đã chậm lại khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng vì khó ra hàng. Ở những giao dịch đang phát sinh, nhiều người chấp nhận bỏ tiền cọc vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng cho chủ đất thay vì mua vào. Bởi theo họ, nếu mua luôn đến khi giá rớt hoặc không bán được sẽ còn lỗ nặng hơn", anh Đức cho biết.

Đất Phú Quốc hạ nhiệt, tiền của nhà đầu tư sẽ về đâu?
Hàng loạt các chính sách ngăn chặn tình trạng nóng sốt đất bất thường tại Phú Quốc cùng lúc được đưa ra khiến thị trường BĐS nơi đây "giảm nhiệt".

Cụ thể, đầu tháng 4/2018, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra đất nông nghiệp ở đảo ngọc Phú Quốc. Bên cạnh đó, tỉnh ủy Kiên Giang cũng có văn bản yêu cầu các ngành siết chặt công tác quản lý đất đai, chỉ đạo công an điều tra phá rừng, bao chiếm đất ở nơi sắp trở thành đặc khu kinh tế.

Ngày 15/5, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã ký văn bản về việc cho tạm ngưng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất cho đến khi Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được thông qua.

Sau các quyết định này, tình trạng sốt đất ở các địa phương Phú Quốc đã "giảm nhiệt" rõ nét. Theo ghi nhận, lượng người đi mua đất giảm cũng khiến giới "cò" đất vắng bóng những ngày qua. Một môi giới cho biết, quyết định tạm dừng phân lô, tách thửa của chính quyền huyện đảo đã khiến người đi mua đất e dè, không còn hiện tượng sốt sắng hùn tiền mua đất như cách đây 1 tháng.

Theo chuyên gia BĐS độc lập Phan Công Chánh, vì giá mua - bán thời gian gần đây đa phần là giá ảo nên khi có thông tin thanh tra, nhiều nhà đầu tư sẽ quay đầu lập tức, hoặc là nhanh chóng thoát hàng hoặc dừng hoạt động mua bán, hoặc bán lỗ để thu lại vốn. Thậm chí, không ít nhà đầu tư chấp nhận mất vài tỷ đồng, dừng cuộc chơi với đất đai vì sợ mất "cả chì lẫn chài".

Ông Chánh cho biết: "Đất nền tại một số khu vực của Phú Quốc hiện đã giảm giá từ 20-30%, nhà đầu tư đua nhau xả hàng. Nhiều nhà đầu tư bán lỗ, giảm giá sâu từ 40% để nhanh thu lại vốn nhưng không dễ ra hàng vì số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường đã giảm hẳn. Nhất là với những mảnh đất chưa hoàn thiện pháp lý, giấy tờ thì giao dịch cực kỳ khó khăn. Thời điểm đất sốt, nhà đầu tư ở nhiều tỉnh thành đổ về đây săn đất, không cần tìm hiểu, bất chấp cảnh báo, chỉ chăm chăm vào lợi nhuận… đến khi thị trường trầm lắng, họ sẽ là những người nhận rủi ro".

Hiện nay, dòng tiền của nhà đầu tư thứ cấp bị chôn lại ở những mảnh đất không ra được hàng. Một số nhà đầu tư đang "nín thở" để chờ thời điểm thích hợp sau quyết định thanh tra khiến giá đất tại thị trường Phú Quốc đi xuống rõ nét. Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành cho rằng, chính đất giảm giá lại là điều kiện cho nhu cầu thực lên ngôi. Thị trường Phú Quốc thời gian tới được dự báo sẽ ghi nhận mạnh ở nhu cầu thực, đón đầu hoạt động kinh doanh, buôn bán…

(Theo Trí thức trẻ)

Chính chủ cần bán lô đất TDC Sân bay Nha trang

Cần bán lô đất đẹp TDC Sân bay Nha Trang:
- Diện tích: 85,5m2(ngang 4,5 dài 19m)
- Hướng: Tây Nam
- Đường rộng 18m - lô đẹp, sạch không dính trụ điện, hố ga. Xung quanh có nhiều nhà đã xây dựng.
- Sổ sách pháp lý rõ ràng, ngay trung tâm tp Nha trang và dự án Trung tâm hành chính tỉnh tp.
- Giá chốt nhanh: 85t/m2
Lh: 0929 365 679 -  01255 293979  gặp Quyền






Khách mua nhà Hong Kong và Trung Quốc ồ ạt săn BĐS Việt Nam do giá rẻ

South China Morning Post đưa tin số liệu từ CBRE cho biết những người mua từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông chiếm khoảng 25% tổng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2017, tăng so với mức 21% trong năm 2016.
Giá nhà đất thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng khiến Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn cho giới săn nhà Trung Quốc và Hong Kong.

Bà Carrie Law, Giám đốc điều hành Công ty môi giới bất động sản trực tuyến Juwai.com cho biết, mức giá bất động sản tương đối thấp của Việt Nam trở nên rất hấp dẫn đối với người mua Trung Quốc.

"Bạn có thể mua một căn hộ với mức giá 700.000 Nhân dân tệ (tương đương 109.781 USD) nhưng bạn khó có thể mua một căn nhà với số tiền 5 triệu Nhân dân tệ ở Úc hay Mỹ", Bà Law cho biết thêm.

Cũng theo bà Law nhu cầu của người mua Trung Quốc đối với bất động sản Việt Nam trong quý 1/2018 cao hơn 300% so với cùng kỳ quý 1/2017. Mặc dù Việt Nam vẫn còn xếp sau Thái Lan và Malaysia trong danh sách các thị trường BĐS được ưu thích để đầu tư nhưng nhu cầu mua nhà ở Việt nam của người Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng.

Ông Chen Lian Pang, Giám đốc điều hành của CapitaLand Việt Nam cho biết, Hong Kong vẫn duy trì là nguồn khách hàng nước ngoài lớn nhất kể từ khi công ty này ra mắt dự án đầu tiên tại Hồ Chí Minh năm 2016.

"Chúng tôi có một số khách hàng từ Singapore và Trung Quốc nhưng số lượng không lớn. Trong khi đó, ít nhất 300 căn hộ đã được bán cho thị trường Hong Kong trong vòng hai năm qua", ông cho biết.

Ông Chen đã so sánh TP. Hồ Chí Minh với quận Phố Đông của thành phố Thượng Hải cách đây 10 năm, khi các công trình hạ tầng gồm tàu điện ngầm và cảng hàng không mới được xây dựng ồ ạt, đã đẩy giá bất động sản tăng cao. "Tp.HCM có thể có diễn biến tương tự với các thành phố ở Trung Quốc, với giá nhà tăng từ 4-5 lần trong vòng 10 năm tới", ông Chen nhận định.

Được biết, nhu cầu mua bất động sản Tp.HCM của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng mặc dù các ngân hàng Việt Nam không cho nhóm đối tượng này vay. Vợ chồng anh Abhinav Maheshwari, vốn làm việc trong ngành tài chính của Hồng Kông, và người vợ Trung Quốc đã trả 2 triệu Đô la Hồng Kông cho một căn hộ rộng 87 m2 ở Tp.HCM.

"Việc mua căn hộ của chúng tôi là để đầu tư....Về lâu dài, chúng tôi cũng cảm thấy việc mua nhà ở Việt Nam giúp chúng tôi đa dạng hóa, thay vì chỉ giữ tài sản bằng đồng tiền Hồng Kông. Tôi có thể nghĩ tới các thành phố khác ở Việt Nam, chẳng hạn như Đà Nẵng, nơi một số bạn bè của tôi đã sắm biệt thự ở đây", ông Abhinav Maheshwari chia sẻ.

Trong khi hầu hết những người trong ngành bất động sản dự đoán thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018, bà Law cho biết có một số quan điểm lo ngại rằng giá bất động sản có thể chạm mức "bong bóng" trong năm tới, đặc biệt trong điều kiện quỹ đất dành cho phát triển nhà ở có giới hạn.

"Bất động sản tại Việt Nam là một thị trường ít ổn định hơn so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới, và có thể có nhiều rủi ro về bong bóng bất động sản. Tôi thường khuyên khách hàng nên chịu khó nghiên cứu và chọn những dự án có giá trị bền vững", bà Law cho biết.

Được biết, Việt Nam mở cửa thị trường bất động sản cho các nhà đầu tư nước ngoài từ tháng 7/2015, đi sau khá lâu so với một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia. Theo đó, các nhà phát triển bất động sản được phép bán 30% số căn hộ tại mỗi tòa nhà cho người nước ngoài.

Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ/South China Morning Post

Khánh Hòa: Doanh nghiệp ngang nhiên rao bán đất nền trái quy định

Vĩnh Trung đang hót

Dù chưa được giao làm chủ đầu tư dự án nhưng một số đơn vị bất động sản tại Nha Trang đã thực hiện chào bán đất nền, huy động vốn trái pháp luật.

Cơn sốt đất nền tại đây đã khiến không ít các nhà đầu tư bất động sản chưa có kinh nghiệm mắc vào cái bẫy này.

Dự án An Lạc, tại xã Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang đã mở bán được vài tháng nay. Một nhà đầu tư cho biết, giá bán khá hấp dẫn, chỉ từ 11 – 12 triệu/m, trong khi đất thổ cư đường nhỏ xung quanh cũng đã bán 13 – 14 triệu đồng. Dự án được quảng cáo của Công ty cổ phần Techcons làm chủ đầu tư với diện tích gần 14 ha. Để được đặt chỗ ký hợp đồng, người mua phải trả tiền chênh từ 300 – 400 triệu đồng cho mỗi lô đất 100m.

Theo chỉ dẫn trên bản đồ, phóng viên tìm đến thực địa dự án An Lạc. Nhưng do xã Vĩnh Trung có tới cả chục dự án, đều không treo biển chỉ dẫn, dân cư sống quanh đây lại không biết gì về dự án này nên việc xác định vị trí của dự án vô cùng khó khăn.

Anh Điền – Trưởng thôn Võ Cang, khu vực quy hoạch dự án An Lạc, cho biết, đi họp anh mới biết có chủ trương lập quy hoạch dự án đô thị trên địa phận đất của thôn. Nhưng trên thực tế, chưa có cuộc họp nào thông báo chính thức cho người dân biết có dự án này, và đất của những hộ nào nằm trong quy hoạch.



Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa xác nhận, Công ty cổ phần Technos mới chỉ được UBND tỉnh Khánh Hòa giao lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho dự án này, sau khi có quy hoạch mới lựa chọn nhà đầu tư chứ không có chuyện giao cho Công ty Techcons làm chủ đầu tư thực hiện dự án.

Hiện trên địa bàn xã Vĩnh Trung chỉ có 2 dự án là dự án Phúc Khánh 1,2 và dự án Vĩnh Trung là được giao chủ đầu tư chính thức nhưng vẫn chưa đền bù giải phóng mặt bằng nên chưa đủ điều kiện mở bán. Các dự án còn lại vẫn chưa giao cho chủ đầu tư nào. Hiện một số dự án có hiện tượng huy động vốn theo hình thức đặt cọc giữ chỗ hoặc trả hết tiền chênh giữ chỗ, nên để tránh bị lừa, người mua cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua.

Theo VTV.VN

Khánh Hòa: Đầu tư 5.534 tỷ cho khu trung tâm hành chính mới

Khoảng vài năm trở lại đây, TP. Nha Trang phát triển mạnh mẽ về phía tây để thoát khỏi cái áo đang dần chật chội ở khu vực trung tâm. Những trục đường chính đã đưa vào sử dụng như Võ Nguyên Giáp, Phong Châu cùng với quy họach Trung tâm hành chính tỉnh và trục đường bắc – nam sẽ khiến khu vực này trở nên sôi động, sầm uất trong tương lai không xa.


Phối cảnh khu trung tâm hành chính mới của Tỉnh Khánh Hòa
Hiện nay cơ sở hạ tầng của TP. Nha Trang phát triển không theo kịp với tốc độ tăng trưởng của du lịch. Nhận biết được điều này, từ nhiều năm trước, lãnh đạo tỉnh đã tính đến phương án phát triển đô thị về phía tây và định hướng chuyển toàn bộ cơ quan hành chính, các cơ sở giáo dục vào phía tây Nha Trang.

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, năm 2007, UBND tỉnh đã xây dựng đồ án Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu đô thị phía tây Nha Trang (còn gọi là quy hoạch Côn Minh). Khu đô thị này có quy mô 2.032ha, thuộc địa bàn các xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trung (TP. Nha Trang) và Diên An, Diên Toàn (huyện Diên Khánh). Đến tháng 9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2025.

Quy hoạch đã điều chỉnh, định hướng không gian khu vực phía tây TP. Nha Trang từ khu vực xây dựng mới hoàn toàn thành khu vực cải tạo nâng cấp trên cơ sở khu dân cư hiện tại, cải tạo hệ thống sông phục vụ thoát nước trên cơ sở các sông hiện trạng; đồng thời cho phép lập quy hoạch chi tiết 1/500 để kêu gọi đầu tư, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, phủ kín Khu đô thị phía tây TP. Nha Trang.

Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, để giải quyết tận gốc vấn đề “giảm tải áp lực cho trung tâm thành phố”, UBND tỉnh đã lập phương án mở rộng thành phố về phía tây, tạo ra quỹ đất khá lớn để tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các cơ quan hành chính khi chuyển về phía tây sẽ để lại quỹ đất khu vực trung tâm và dọc đường Trần Phú để phát triển du lịch.

Năm 2015, UBND tỉnh đã công bố dự án Khu trung tâm hành chính mới của tỉnh được xây dựng tại phía nam đường Phong Châu, thuộc xã Vĩnh Thái (TP. Nha Trang). Theo đó, sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật với diện tích 126ha và các trụ sở trong khu trung tâm hành chính (khoảng 35ha), gồm 101 đơn vị với diện tích xây dựng khoảng 146.000m2. Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 5.534 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 2.646 tỷ đồng, chi phí đầu tư các công trình kiến trúc trong khu trung tâm khoảng 2.788 tỷ đồng, còn lại khoảng 100 tỷ đồng thực hiện tư vấn, khảo sát, quy hoạch... Ngoài ra, việc nạo vét, cải tạo sông Tắc và sông Quán Trường trong tương lai sẽ giải quyết tận gốc tình trạng ngập úng, tạo cảnh quan hai bờ sông để phát triển du lịch. Với thực tế phát triển và quy họach bài bản, dự kiến trong tương lai không xa, khu phía tây Nha Trang sẽ phát triển sầm uất, hiện đại.

Thêm vào đó, theo Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, đánh thức tây Nha Trang có sự đóng góp không nhỏ của việc hình thành tuyến đương Cao Bá Quát – Cầu Lùng (nay là đường Võ Nguyên Giáp) và đường Phong Châu. Đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng rộng đến 60 mét, có chiều dài khoảng 10 km, nối TP. Nha Trang với quốc lộ 1A.

Tuyến đường này vừa góp phần giải quyết tình trạng quả tải giao thông của tuyến đường 23 tháng 10, vừa tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai các dự án đô thị, hình thành các khu dân cư để giám áp lực chật chội cho TP. Nha Trang trong những năm tới. Đường Phong Châu có chiều dài toàn tuyến gần 3km, giúp kết nối đường Lê Hồng Phong với các khu đô thị và khu dân cư khu vực phía tây được liền mạch. Trong tương lai còn có trục đường bắc – nam cắt ngang hai tuyến đường này, hình thành trục giao và kết nối các khu vực phía tây Nha Trang, giúp khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn.

Cách đây 5 hoặc 7 năm, dù có tinh thần lạc quan đến mấy cũng khó có thể hình dung được phía tây Nha Trang có thể phát triển được như hôm nay. Từ những đìa tôm, ruộng lầy nay là những khu đô thị hiện đại với tỉ lệ lấp đầy được Sở Xây dựng đánh giá cao.

Ở khu vực phía tây Nha Trang có hàng chục dự án khu đô thị đang phát triển. Bên cạnh những khu đang lấp đầy dân cư thì thời gian gần đây giới bất động sản đặc biệt chú ý đến dự án Nha Trang River Park bởi vị trí . Khu đô thị này có tổng diện tích 36,2ha với 333 căn liên kế dó diện tích từ 100m² đến 160m² và 344 căn có diện tích từ 214m² đến 574m².

Nha Trang River Park được quy hoạch có tiện ích đẳng cấp như: trung tâm thương mại, công viên, khu vui chơi giải trí, khu thể thao phức hợp… Nha Trang River Park còn sở hữu cho riêng mình trục đường ven sông dài 2.7 km giúp điều hòa khí hậu, tạo nên môi trường sống lý tưởng giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Nhiều chuyên gia đánh giá đây sẽ là một không gian sống thực sự giữa lòng phố biển, kết hợp cùng các tiện ích hoàn hảo cho một cuộc sống thoải mái và tiện nghi nhất.

Dân đầu cơ mắc cạn, "ôm bom đất" tại Bắc Vân Phong

Vừa qua, tỉnh Khánh Hòa đã có chỉ đạo và có giải pháp ngăn chặn cơn sốt đất, tạm dừng giao dịch đất đặc khu Bắc Vân Phong. Điều này khiến dân đầu cơ lướt sóng mắc cạn, "ôm bom đất" vì mua phải giá cao.

Ồ ạt lao vào "cơn sốt" đất
Thời gian qua, giá đất tại Bắc Vân Phong sốt ảo do cò đất thổi giá, nâng giá trục lợi. Nếu như trước đây nhiều lô đất chỉ có giá hơn 100 triệu đồng, thì nay đã được đẩy lên cả tỷ đồng. Nhiều cò đất từ các tỉnh, thành khác đến Vạn Ninh để tạo "bong bóng" nhà đất. Mặc dù tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo quyết liệt, khống chế vấn đề này nhưng mọi chuyện vẫn diễn ra ngầm.

Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 100 sàn môi giới BĐS, với số lượng môi giới lên đến hàng nghìn người. Nhưng chỉ có khoảng 30 sàn với khoảng vài trăm môi giới sinh hoạt trong hội.

Do sức nóng của thị trường BĐS trong vài năm nay khiến nhiều sàn, nhiều môi giới vì lợi nhuận trước mắt mà có những tư vấn không chính xác, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Hội đã nhiều lần báo cáo Sở Xây dựng để có hướng xử lý.

Đơn cử, tại khu vực Bắc Vân Phong, tính đến tháng 2/2018 chỉ có 2 sàn giao dịch có đăng ký hoạt động, nhưng đến nay con số này đã tăng đến gần 50 sàn. Thời gian qua, nhiều sàn gần như "bất động", chỉ thuê một căn nhà, trưng biển. Ban ngày thì xua quân đi các nơi tìm kiếm đất đai, buổi tối thi thoảng mới có người ở văn phòng. Vì vậy, khi địa phương đến đốc thúc đăng ký tạm trú tạm vắng thì hầu như phải đi vào buổi tối, còn ban ngày thì các văn phòng luôn trong tình trạng đóng cửa.


Dân đầu cơ lướt sóng mắc cạn, "ôm bom đất" vì mua phải giá cao tại đặc khu Bắc Vân Phong
Theo tìm hiểu được biết, các cò đất thường quảng cáo thông tin mơ hồ về đặc khu, hứa chạy dự án du lịch cho đối tác… khiến tình hình mua bán đất trở nên phức tạp.

Ông Đình Bảo, một người dân Hải Phòng đã nằm vùng tại Bắc Vân Phong từ trước Tết cho biết, ông đã bỏ túi được hơn 20 tỷ đồng nhờ sang tay được 3 lô đất.

"Hiện tôi còn một lô đất rộng gần 3.000m2, mua lại từ một "cò" với giá 4,7 tỷ đồng từ sau Tết. Tháng 4 vừa qua có nhiều người đến trả giá 5,5 tỷ đồng nhưng tôi không bán vì chờ giá sẽ tăng cao. Nhưng không ngờ tỉnh ra lệnh siết chặt, "cò" không làm thủ tục hợp thức hóa được nên gần 1 tháng nay không có khách nào hỏi mua. Sau khi tìm hiểu tôi mới biết lô đất này có khả năng nằm trong vùng quy hoạch đặc khu, như vậy tôi có thể mất trắng hàng tỷ đồng", ông Bảo bộc bạch.

Theo một môi giới tại xã Vạn Thạnh (tâm chấn của cơn sốt đất đặc khu), tình trạng hủy cọc rồi gài nhau đang ngày càng phổ biến trước và sau thời điểm có các quyết định tạm ngưng chuyển nhượng đất của chính quyền địa phương.

Nguyên nhân là bởi những cơn sốt đất theo đợt cứ rần rần từ sau Tết đến nay. Giá một lô đất nhảy theo ngày. Chủ đất nhận đặt cọc hôm qua nhưng sáng nay thấy giá lên cao thì sẵn sàng hủy cọc để bán với giá khác. Tình trạng này khiến một số cò đất cay cú, tìm cách trả đũa, kiện nhau ra tòa.

Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cò đất vì lợi nhuận cao đã bất chấp đạo đức làm nghề. Đơn cử, nhiều cò đất rao bán những lô đất ở vị trí nằm trong quy hoạch khu đô thị, quy họach khu dân cư,… Thậm chí, có những lô đất nằm ngay dưới đường dây điện 500kv vẫn được rao bán và hứa xây nhà thoải mái, khách hàng cứ yên tâm chỉ trong vòng 30 ngày sẽ cầm được sổ đỏ.

Khách hàng tên Hạ Vy (Tp.HCM) ngậm ngùi cho biết, chị vừa mua lại một căn nhà ngay trung tâm xã Đầm Môn, có diện tích 570m2 với giá hơn 2 tỷ đồng. Các "cò" đất hứa hẹn sẽ sớm bàn giao giấy chứng nhận chủ quyền, nhưng từ Tết đến nay vẫn không thấy đâu. Khi chị Vy đến UBND xã hỏi thông tin thì được biết là đất đang nằm trong diện quy hoạch, không thể thực hiện thủ tục sang tên. Điều này đồng nghĩa với việc chị Vy phải nằm chờ nhận tiền đền bù theo giá nhà nước, vì có bán lại cũng không có khách mua.

Ông Xuân Vũ, cũng là dân Hải Phòng vào sinh sống tại huyện Vạn Ninh gần 2 năm nay cho biết, mặc dù giao dịch và chuyển nhượng đất đai ở đây đang bị siết chặt nhưng không phải là không làm được vì nhóm của ông đều có quan hệ và đường dây chạy thủ tục.

Ông Vũ được nhiều sàn môi giới gọi là một trong những "trùm cò đất" khét tiếng nhất trong vùng, vì hiện ông đang sở hữu hàng chục khu đất diện tích khá lớn ven biển. Được biết, thời điểm đất Bắc Vân Phong vào đợt sốt cao nhất, ông Vũ đã kiếm lợi hàng trăm tỷ đồng nhờ bán được nhiều lô đất cho khách hàng từ Hà Nội vào.

Nhà đầu tư này cho biết: "Chỉ những khách hàng mua đất đai không rõ nguồn gốc nên giờ không "thoát" được, chứ gần 20.000m2 đất của tôi đều được mua từ trước năm 2016 và đều đã có giấy tờ chứng nhận hẳn hỏi. Cái khó bây giờ là không được chẻ nhỏ ra để làm sổ cho khách hàng nhưng sau khi đặc khu đã định hình thì chắc chắn rất dễ".
Theo ông Vũ, giữa năm 2016 thị trường đã chứng kiến một làn sóng nhà đầu tư từ các tỉnh phía Bắc tràn vào gom đất Bắc Vân Phong. Khi ấy, nhiều người dân vẫn chưa nắm thông tin nơi này sẽ thành đặc khu kinh tế nên bán khá rẻ, chỉ vài ba trăm triệu 1.000m2, nhưng chỉ vài ngày các nhà đầu tư bơm thổi thông tin thị trường và bán ra được vài tỷ đồng/lô.

"Sở dĩ các nhà đầu tư chạy không kịp là những người cố tình "ôm" đất chờ làm giá, nhưng không ngờ mọi việc đến quá nhanh nên giờ chỉ biết... than trời. Hiện nay đang có hiện tượng giảm giá để "thoát xác" nhưng cũng không dễ kiếm được người mua", ông Vũ cho biết thêm.

Nhiều khả năng bị vỡ "bong bóng"
Theo ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản tỉnh Khánh Hòa, đất ở Vạn Ninh đang bị làm giá và nhiều khả năng bị vỡ "bong bóng" trong thời gian tới. Cơn sốt là do giới buôn bán đất ở các tỉnh khác về, cấu kết với hệ thống "cò mồi" để cùng nhau ôm đất rồi thổi giá ảo để bán kiếm lời.

Vì vậy, nếu không quản lý chặt và có những cảnh báo mạnh mẽ thì khi đặc khu Bắc Vân Phong hình thành sẽ khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa, thu hút nhà đầu tư chiến lược. Các cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp như: Hạn chế chuyển mục đích sử dụng, ngăn chặn tình trạng đứng tên hộ, đầu cơ bằng cách mua cùng lúc nhiều lô đất…

Được biết từ tháng 6/2017 đến nay, huyện Vạn Ninh của Khánh Hòa đã ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo chính quyền cấp xã tăng cường quản lý đất đai. Trong các văn bản và những cuộc họp của huyện đều nêu rõ địa phương nào để xảy ra sai phạm về đất đai thì lãnh đạo đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước huyện và pháp luật.

Đồng thời, huyện còn giao trách nhiệm quản lý cụ thể cho từng phòng, ban chuyên môn; hàng tuần lãnh đạo huyện xuống các địa phương kiểm tra đột xuất. Việc làm này đã "dập tắt" ngay tức thì những cuộc giao dịch, trả giá đất nhanh như chớp hàng ngày tại các vùng giáp ranh với Bắc Vân Phong - nơi đang kỳ vọng sẽ trở thành đặc khu kinh tế.

Hiện nay, chính quyền các xã, thị trấn của Vạn Ninh cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để quản lý đất đai. Theo ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, xã đã không giao phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực đất đai thực hiện xét duyệt hồ sơ mà tất cả hồ sơ đó đều phải được chủ tịch xã kiểm tra kỹ lưỡng và do chủ tịch xã trực tiếp ký duyệt để tránh tình trạng đầu cơ, gom đất. Những hộ trong xã có nhu cầu bán đất, xã đều tiến hành kiểm tra, xác minh rõ người mua, sau khi bán đất thì ở đâu nhằm tránh tình trạng sau khi bán đất lại đi lấn chiếm.

Mới đây, Thanh tra Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với huyện Vạn Ninh đã trực tiếp đi thanh, kiểm tra 25 sàn giao dịch BĐS trên địa bàn thị trấn Vạn Giã. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện những sai phạm và xử phạt 3 cơ sở kinh doanh BĐS, mỗi văn phòng bị xử phạt 35 triệu đồng với hành vi sử dụng nhân viên môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề theo quy định; một số sàn bị nhắc nhở. Bên cạnh đó, đoàn cũng yêu cầu các sàn nhanh chóng chấn chỉnh các hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vạn Ninh Lâm Tuấn Anh cho hay, việc mua bán đất đai ở đây tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì quy hoạch sử dụng đất của huyện Vạn Ninh hiện tại sẽ phải bỏ để thay thế bằng quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong mà UBND tỉnh đang thuê tư vấn nước ngoài hoàn thiện. Theo đó, giá đền bù và hỗ trợ đất lâm nghiệp rất thấp, chỉ khoảng 14.000 - 20.000 đồng/m2.

(Theo Trí thức trẻ)


 
Sàn giao dịch Bất động sản metaLands . Design by Mr Quyen